Bệnh hen ở trẻ em có chữa khỏi được không?
Số lượng trẻ em mắc bệnh hen ở Việt Nam ngày càng tăng. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em không nên chủ quan. Chẩn đoán và điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em như thế nào? Bệnh hen ở trẻ em có chữa khỏi được không?
Hen phế quản trẻ em
Hen suyễn đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở gây co thắt, phù nề, tăng tiết nhầy,… Trẻ bị hen suyễn thường có các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, tức ngực, ho,… Tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen suyễn chiếm 8-12% tổng số ca mắc.
Hầu hết trẻ bị hen suyễn thường có các triệu chứng đầu khi còn nhỏ. Nhưng các triệu chứng ở mỗi trẻ là khác nhau và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đôi khi cơn hen suyễn có thể khiến trẻ phải nhập viện. Mặc dù chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh nhưng ba mẹ có thể ngăn ngừa và kiểm soát cơn hen cho trẻ.
Nguyên nhân
Hen suyễn ở trẻ em có nhiều nguyên nhân kết hợp các yếu tố nguy cơ. Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất, tiếp theo là một số yếu tố môi trường và di truyền làm khởi phát cơn hen.
- Tiền sử gia đình ba mẹ bị hen suyễn.
- Trẻ bị dị ứng với phấn hoa, lông thú cưng,…
- Trẻ bị nhiễm khuẩn: Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,…
- Tình trạng trẻ sinh non nên sức đề kháng, hệ hô hấp yếu.
- Tiếp xúc với khói thuốc.
- Thời tiết thay đổi, trẻ dễ bị cảm lạnh, ho kéo dài không điều trị dứt điểm dẫn đến hen suyễn.
Triệu chứng
Không phải tất cả trẻ em bị hen suyễn có triệu chứng giống nhau. Một đứa trẻ thậm chí có các triệu chứng khác nhau ở mỗi lần lên cơn hen. Nhìn chung, các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh hen suyễn ở trẻ em là:
- Ho dai dẳng xuất hiện thường xuyên về đêm do đường thở bị chít hẹp.
- Khó thở, thở khò khè, thở nhanh, thở gấp.
- Hen suyễn cản trở sinh hoạt hàng ngày của trẻ như mệt mỏi, biếng ăn, không vui chơi.
- Sức đề kháng thấp dễ bị cảm lạnh, cảm cúm.
Chẩn đoán hen phế quản trẻ em
Trẻ sơ sinh khó chẩn đoán hen suyễn sớm. Ở trẻ lớn hơn, các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn hoặc dựa vào tiền sử bệnh, thực hiện xét nghiệm liên quan.
Kiểm tra sức khỏe
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ là cách phát hiện bệnh sớm. Đối với trẻ đã bị hen suyễn thì phát hiện bệnh sớm và điều trị rất quan trọng và cần thiết.
Xét nghiệm
Đối với trẻ có triệu chứng hen suyễn, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang phổi và kiểm tra chức năng phổi, đo lượng khí vào phổi và tốc độ thở ra. Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi thường không thể thực hiện các xét nghiệm chức năng phổi. Nên các bác sĩ tập trung vào nguyên nhân gây hen suyễn. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm da liên quan đến dị ứng và xét nghiệm máu.
Tiền sử bệnh và triệu chứng
Trong mọi trường hợp, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng của trẻ khi chẩn đoán.
- Gia đình có tiền sử bị hen suyễn không?
- Trẻ bị dị ứng thức ăn, dị ứng với tác nhân nào không?
- Trẻ có hay bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh về phổi không?
Với những dữ liệu trên, bác sĩ cũng xem xét thời điểm và tần suất xuất hiện của các triệu chứng. Từ đó xác định nguyên nhân gây hen suyễn và đưa ra cách điều trị phù hợp cho trẻ.
Bệnh hen ở trẻ em có chữa khỏi được không?
Khi điều trị hen suyễn ở trẻ em cần chú ý mức độ nặng nhẹ của bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp.
- Hen suyễn nhẹ: Bác sĩ cho trẻ dùng khí dung 30 phút/ lần hoặc cho thuốc giãn phế quản. Vệ sinh mũi và làm thông thoáng đường thở. Đánh giá bệnh sau 1 giờ.
- Hen suyễn mức độ vừa: Sử dụng máy khí dung kết hợp với thuốc mở phế quản.
- Hen suyễn nặng: Thở oxy với mặt nạ.
- Hen ác tính: Trẻ cần nhập viện cấp cứu, thở oxy, thuốc giãn phế quản, thuốc corticoid. Trường hợp nặng hơn có thể phải đặt nội khí quản và thở máy.
Phòng ngừa bệnh hen phế quản trẻ em
Để trẻ có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh và cải thiện triệu chứng hen suyễn cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả như:
- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói, bụi, không khí lạnh,…
- Không nuôi thú cưng, dùng đồ len/thảm trong nhà vì trẻ dễ hít phải lông gây cơn hen suyễn.
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn gây dị ứng.
- Không cho trẻ vui chơi, vận động quá sức.
- Giữ ấm cho bé mùa lạnh.
- Kiểm soát cân nặng của trẻ để tránh béo phì, thừa cân. Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
- Cho trẻ ăn nhiều loại trái cây và rau củ, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng.
Kết,
Bài viết trên đã giải thích bệnh hen ở trẻ em có chữa khỏi được không. Hen suyễn cấp nếu điều trị đúng cách có thể ngăn ngừa biến chuyển thành mãn tính. Nếu bệnh tiến triển thành mãn tính sẽ không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát. Do đó để phòng ngừa cơn hen suyễn ở trẻ, cố gắng cho trẻ tránh xa tác nhân gây bệnh. Tuân thủ điều trị của bác sĩ, theo dõi và kiểm tra bệnh định kỳ.
Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.