Bệnh hen phế quản có chữa được không? Thuốc điều trị gồm những loại nào?
Điều trị hen suyễn bằng cách chú ý đến sinh hoạt hàng ngày có thể kiểm soát triệu chứng hiệu quả. Bệnh hen phế quản có chữa được không? Thuốc điều trị gồm những loại nào?
Nhận biết lên cơn hen suyễn
Cơn hen suyễn là tình trạng các dải cơ xung quanh đường thở co thắt lại. Trong các cơn hen cấp tính, niêm mạc đường thở sưng lên, tiết chất nhầy làm cản trở không khí. Dẫn đến các triệu chứng như ho, khó thở, thở khò khè,… Cản trở các hoạt động bình thường hàng ngày. Cơn hen bắt đầu bằng các triệu chứng sau:
- Thở khò khè, thở gấp.
- Ho không ngừng.
- Đau tức ngực.
- Khó nói.
- Cảm giác lo lắng, hốt hoảng.
- Mặt xanh xao, môi hoặc tứ chi xanh hoặc tím.
Cơn hen suyễn cấp có thể chuyển biến nặng nhanh chóng. Do đó, ngay lập tức cắt cơn hen bằng cách dùng thuốc hít. Nếu không, bệnh có thể gây suy hô hấp, khó nói, cơ thể tím tái. Hiện tượng có nghĩa là lượng oxy trong máu ngày càng ít đi, có thể dẫn đến bất tỉnh, thậm chí tử vong.
Các tác nhân tăng nguy cơ gây hen suyễn
Khi bị hen suyễn, đường thở dễ kích ứng với một số tác nhân bên ngoài môi trường. Những tác nhân này gây ra các triệu chứng hoặc làm cho cơn hen nặng hơn. Các tác nhân gây hen suyễn là:
- Bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng xoang, cảm lạnh, cúm.
- Phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, bụi, khói thuốc, nước hoa, dung dịch tẩy rửa.
- Ô nhiễm không khí.
- Không khí lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Sợ hãi, căng thẳng,…
- Thuốc aspirin.
- Chất bảo quản thực phẩm hay sulphite.
Bệnh hen phế quản có chữa được không?
Bệnh hen phế quản có chữa được không? Các bác sĩ cho biết tuy chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng có thể kiểm soát bệnh và giảm thiểu các biến chứng. Do đó người bệnh cần lưu ý tuân thủ điều trị hen theo phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó chú ý cách sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày để ngăn chặn các đợt hen cấp và sinh hoạt bình thường.
Cách điều trị hen suyễn
Bác sĩ sẽ khám và lên phác đồ điều trị hen suyễn phù hợp với bạn. Do đó cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc.
Thuốc giãn phế quản
Một số thuốc giãn phế quản giúp thư giãn các cơ căng quanh phế quản khi bị chít hẹp. Thuốc thường được dùng dưới dạng phun sương hoặc ống hít. Thuốc giãn phế quản bao gồm cả thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài và ngắn. Thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn và dài.
Ống hít kết hợp
Thiết bị này cung cấp cho bạn corticosteroid dạng hít và một chất chủ vận beta để điều trị hen suyễn lâu dài.
Thuốc kháng leukotriene
Một loại thuốc điều trị hen lâu dài, ngăn chặn leukotrienes – Yếu tố gây hen suyễn. Bạn có thể uống loại thuốc này mỗi ngày một lần.
Corticoid dạng hít
Loại thuốc này dùng để trị hen suyễn dài hạn nên có thể dùng hàng ngày để kiểm soát bệnh. Các loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa và làm dịu sưng tấy trong đường thở. Giúp cơ thể tiết ra ít chất nhầy hơn.
Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch
Bạn có thể áp dụng corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch để giảm sưng đường thở. Bạn chỉ nên dùng phương pháp này trong thời gian ngắn, từ 5 ngày đến 2 tuần.
Liệu pháp sinh học
Nếu bị hen suyễn nặng không đáp ứng với thuốc. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thử thuốc sinh học để điều trị hen suyễn dị ứng. Bạn có thể tiêm từ 2 đến 4 tuần một lần. Các chất sinh học có thể ngăn chặn các tế bào miễn dịch và tạo ra những thứ gây viêm.
Thuốc kiểm soát hen tác dụng dài
Thuốc hít hen suyễn dùng hàng ngày giúp giảm tần suất và mức độ các triệu chứng hen suyễn. Nhưng không kiểm soát ngay các triệu chứng trong đợt cấp.
Phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt
Phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt giúp co cơ và ngăn chặn co thắt đường thở. Biện pháp này áp dụng cho trường hợp hen suyễn nặng.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Thuốc điều trị hen suyễn giúp kiểm soát bệnh hen suyễn. Và các biện pháp khắc phục tại nhà để hạn chế các cơn hen suyễn:
- Tránh các tác nhân gây hen suyễn.
- Tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng, sức khoẻ.
- Tập thở để giảm triệu chứng bệnh.
- Yoga, châm cứu, bổ sung vitamin,…
Kết,
Khả năng đáp ứng thuốc tùy thuộc vào từng trường hợp của bệnh nhân trong. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn, nếu người bệnh thấy có biểu hiện bất thường thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Để kiểm tra và thay đổi phương án điều trị sao cho phù hợp.
Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.