Bệnh hen phế quản là gì và những điều cần biết?
Cơn hen phế quản cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết cơn hen cấp để điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Để hiểu rõ bệnh hen phế quản là gì và những điều cần biết? Bạn không nên bỏ qua bài viết bên dưới.
Bệnh hen phế quản là gì?
Hen phế quản là do phản ứng của cơ thể con người với các chất gây dị ứng, di truyền hoặc các tác động từ môi trường bên ngoài. Bệnh hen suyễn hiện đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt và hoạt động thể chất của người bệnh. Mặc dù không có cách chữa dứt điểm nhưng việc tuân thủ các quy tắc điều trị sẽ góp phần kiểm soát các triệu chứng khởi phát.
Nguyên nhân hen phế quản
Bệnh hen phế quản là do sự kết hợp của yếu tố di truyền và tác nhân từ môi trường. Tiếp xúc với chất gây dị ứng có thể dẫn đến biểu hiện lâm sàng của hen phế quản.
Các tác nhân kích thích khiến cơ thể phản ứng. Dẫn đến một số bất thường về đường thở như viêm phế quản, tăng tiết nhầy, co thắt phế quản. Có nhiều tác nhân gây hen phế quản như:
- Căng thẳng, lo lắng, bất an.
- Nhiễm trùng đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Do gắng sức hoặc làm việc nặng nhọc.
- Không khí lạnh.
- Bụi, hóa chất, khói thuốc lá.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Người đang dùng thuốc aspirin, ibuprofen, thuốc chẹn beta, naproxen
- Thực phẩm chứa chất bảo quản, thức ăn dị ứng.
Triệu chứng hen phế quản
Các triệu chứng và thời điểm khởi phát hen khác nhau tùy từng bệnh nhân. Một số biểu hiện của bệnh hen phế quản là:
- Thở nhanh, khó thở, thở khò khè, xuất hiện nhiều vào ban đêm.
- Có cảm giác tức ngực, thở có tiếng rít.
- Ho, ho có đờm.
- Rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy.
Tần suất các cơn hen phế quản tăng dần khi bệnh ngày càng nặng. Cần sử dụng ống hít cắt cơn thường xuyên. Các dấu hiệu của cơn hen nặng:
- Các triệu chứng hen phế quản xuất hiện đột ngột, ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.
- Khó thở, nhịp thở ngày càng nặng.
- Các triệu chứng không thuyên giảm kể cả sau khi dùng thuốc.
Biến chứng hen phế quản
Các triệu chứng hen phế quản có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể để lại những biến chứng nặng nề. Vì vậy, người bệnh nên theo dõi hàng ngày và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Những biến chứng có thể xảy ra nếu kiểm soát bệnh không tốt:
- Căng thẳng, có thể gây trầm cảm.
- Mệt mỏi.
- Viêm phổi.
- Khi bệnh nặng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Các cơn hen nặng có nhiều khả năng phải nhập viện.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị hen.
- Cơn hen nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đường lây truyền của bệnh phế quản
Hen phế quản là bệnh hô hấp nhưng không có nghĩa lây truyền qua tiếp xúc cá nhân. Do đó, những tiếp xúc như bắt tay hoặc dùng đồ dùng với người bệnh hen phế quản không lây nhiễm bệnh. Nhưng bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền nên trường hợp người trong cùng một gia đình có thể tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản.
Biện pháp điều trị và phòng ngừa hen phế quản
Điều trị
Mục tiêu điều trị hen suyễn là xác định và ngăn ngừa các tác nhân gây ra cơn hen suyễn. Từ đó sử dụng đúng loại thuốc để đảm bảo kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Những loại thuốc điều trị hen phế quản thông thường như:
- Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn và dài để làm giãn phế quản, kiểm soát các cơn hen suyễn.
- Thuốc kháng leukotriene ít tác dụng phụ, có thể kết hợp với các loại thuốc khác.
- Thuốc Omalizumab cho hen dị ứng.
- Corticosteroid dạng hít làm giảm viêm phế quản do chất gây dị ứng.
- Corticosteroid dạng uống cắt cơn nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc theophylline.
- Liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân với mẫn cảm với tác nhân dị ứng.
Phòng ngừa
Các phương pháp phòng ngừa giúp cải thiện tình trạng và ngăn chặn cơn hen tái phát.
- Tiêm vắc-xin phòng cúm.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây hen.
- Dùng thuốc dự phòng cơn hen.
- Tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ.
- Không tự ý ngừng hoặc thay đổi thuốc của bác sĩ.
- Cơn hen nặng cần được cấp cứu ngay.
- Nếu tần suất sử dụng thuốc cắt cơn hen không giảm thì bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt.
Kết,
Sau khi biết bệnh hen phế quản là gì, bên cạnh sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng hen nêu trên. Bệnh nhân cũng nên chú ý đến thói quen sinh hoạt và lối sống tích cực. Tránh xa các tác nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của bệnh. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.