Bệnh hen suyễn có bị lây không?
Hen suyễn hiên đang là bệnh về đường hô hấp có số người mắc tăng nhanh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới… Nhiều nghiên cứu cũng nhận thấy bệnh hen suyễn có khả năng mang tính di truyền. Có khoảng 75% các trường hợp mắc bệnh mang tính di truyền từ thế hệ trước… Vậy thì bệnh hen suyễn có bị lây không? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới. Số bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn có xu hướng ngày càng gia tăng. Ước tính có khoảng 334 triệu người tử vong trên toàn thế giới. Do những triệu chứng của bệnh thường xảy ra kịch liệt nên có rất nhiều người nhầm lẫn đây là bệnh lây truyền.

Hen suyễn hiên đang là bệnh về đường hô hấp có số người mắc tăng nhanh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo một số nghiên cứu, tác nhân chính gây ra bệnh hen suyễn là do thay đổi thời tiết. Cơ đia dị ứng với khói bụi, lông thú, phấn hoa, các loại tôm, cua, cá, trứng… Khói thuốc lá cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh hen suyễn. Ngay cả đối với trẻ em việc hút thuốc lá thụ động cũng là nguy cơ gây ra bệnh hen suyễn. Không chỉ xảy ra với những người có cơ địa dị ứng. Nhiều nghiên cứu cũng nhận thấy bệnh hen suyễn có khả năng mang tính di truyền.
Bệnh hen suyễn có bị lây không?
Có khoảng 75% các trường hợp mắc bệnh mang tính di truyền từ thế hệ trước. Các bác sỹ chuyên khoa cũng khẳng định hen suyễn không lây như mọi người vẫn nghĩ. Đây là một bệnh viêm mạn tính vô khuẩn kéo dài. Đường dẫn khí hoặc phế quản của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài. Khi bị kích thích các cơ của phế quản co lại khiến phế quản bị thu hẹp. Dẫn đến hiện tượng khó thở, thở khò khè, kèm theo tiếng ran rít. Mức độ cơn hen ở từng người bệnh là khác nhau, tùy vào độ kích thích các tiểu phế quản.
Do hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh nên cách tốt nhất mà bệnh nhân hen phế quản có thể làm là kiểm soát bệnh thật tốt. Xác định tác nhân gây bệnh để từ đó chủ động phòng tránh. Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục vừa sức. Đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh của mình. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân suyễn nên sử dụng thêm thuốc dự phòng. Để giảm thiểu tần suất tái phát bệnh tránh tình trạng bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Lưu ý
Với những trẻ em mắc bệnh, thì có khoảng ¼ số trẻ sẽ khỏi bệnh khi lớn lên. Còn lại sẽ bị đến hết cuộc đời. Mẹ cần chú ý đến môi trường sống của trẻ. Chế độ dinh dưỡng cũng như sử dụng các thuốc điều trị và dự phòng nhằm kiểm soát bệnh tốt nhất cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như lông chó mèo, bụi nhà, phấn hoa, khói bếp, nấm mốc… Đặc biệt là tác nhân khiến bạn bị dị ứng.
Cần cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra khi có bất kì dấu hiệu hen suyễn nào. Khi trẻ mắc bệnh, gia đình nên phối hợp điều trị cùng bác sỹ để đạt kết quả tốt nhất. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.