Bệnh hen suyễn có bị lây không?
Bệnh hen suyễn là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cũng như những thắc mắc về hen suyễn cũng càng nhiều. Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình khi mắc bệnh hen suyễn thường sẽ lo lắng lây cho con cái. Vậy bệnh hen suyễn có bị lây không? Đọc bài viết dưới đây để cùng giải đáp thắc mắc.
Tác hại của bệnh hen suyễn
Nếu không kiểm soát được cơn hen hiệu quả. Lâu dài bệnh hen sẽ gây nên nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số tác hại của bệnh hen suyễn:
Gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày
Hen suyễn là bệnh lý tái đi tái lại thường xuyên với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm. Khiến cho người bệnh mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Các triệu chứng của hen làm cản trở công việc và các sinh hoạt hàng ngày khác. Gây căng thẳng, lo âu, dễ bị trầm cảm, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Bệnh có khả năng gây tử vong và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Mặc dù, có tỉ lệ thấp nhưng tác hại của bệnh vẫn có thể dẫn tới tử vong. Người bệnh không nên chủ quan bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hen phế quản. Có thể gây nên các biến chứng như: tâm phế mạn tính, suy hô hấp, khí phế thũng,… Hay thậm chí là ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…
Hen suyễn đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai
Một trong những tác hại của bệnh hen suyễn là gây nguy hiểm đối với phụ nữ. Nguy cơ mắc hen suyễn ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở tuần thứ 24 – 36 của thai kỳ. Khi mắc hen suyễn, phụ nữ mang thai sẽ đối mặt với các biến chứng sản giật, sinh non, xuất huyết âm đạo,… Ngoài ra, bé cũng nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường.
Bệnh hen suyễn có bị lây không?
Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, các bệnh nhân thường lo lắng không biết hen suyễn có lây không. Bệnh hen suyễn lây qua đường nào và có nguy cơ truyền nhiễm sang người khác thông qua các hoạt động hàng ngày không? Câu trả lời là bệnh hen suyễn không lây. Bởi trên thực tế bệnh lý này không do virus hay vi khuẩn gây nên và hen suyễn thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mạn tính vô khuẩn.
Như vậy, bệnh hen suyễn cũng không lây qua đường tiếp xúc như nắm tay, ăn chung hay hô hấp giống như nhiều người vẫn nghĩ.
Bệnh hen suyễn có di truyền không?
Bệnh hen suyễn có di truyền không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Hen suyễn có yếu tố di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh thì con khi sinh ra cũng có tới 30-35% nguy cơ mắc hen suyễn. Nếu cả cha và mẹ đều mắc thì tỉ lệ này tăng lên 50-70%. Nếu không có ai trong gia đình mắc hen phế quản thì khả năng mắc bệnh lý này ở trẻ chỉ rơi vào khoảng 10-15%. Như vậy, hen suyễn là bệnh lý có khả năng di truyền.
Do hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh nên cách tốt nhất mà bệnh nhân hen phế quản có thể làm là kiểm soát bệnh thật tốt. Xác định tác nhân gây bệnh để từ đó chủ động phòng tránh, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục vừa sức.
Đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh của mình. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân suyễn nên sử dụng thêm thuốc dự phòng để giảm thiểu tần suất tái phát bệnh. Tránh tình trạng bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.