Bệnh hen suyễn có chữa được không? Bằng cách nào?
Bệnh hen suyễn có chữa được không? Cách chữa nào hiệu quả nhất? Bệnh hen suyễn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đối với một số người, bệnh hen suyễn là một vấn đề lớn cản trở cuộc sống hàng ngày của họ. Nguyên nhân gây ra bệnh? khi nào nên đi khám bác sĩ? Các thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết này.
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Theo ước tính của Bộ Y tế, bệnh hen suyễn là bệnh khá phổ biến ở nước ta, với khoảng 4 triệu người mắc căn bệnh này. Đây là bệnh viêm mãn tính đường thở, khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ khiến đường thở sưng tấy và dễ co thắt. Dẫn đến các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở, khò khè. Các triệu chứng này khác nhau về thời gian và cường độ và có thể tự hết theo thời gian hoặc khi sử dụng thuốc giãn phế quản.

Nếu các triệu chứng hen suyễn của bạn trở nên tồi tệ hơn. Đừng cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách tự ý dùng thuốc mà không đi thăm khám bác sĩ. Việc sử dụng quá nhiều thuốc hen suyễn có thể gây ra tác dụng phụ và làm cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Điều trị mãn tính vì hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Bệnh nhân có thể thấy thuyên giảm hoặc giảm các triệu chứng trong một thời gian. Nhưng điều này không có nghĩa là khỏi bệnh vĩnh viễn. Nếu bạn tự ý ngừng dùng thuốc, bạn có thể bị tái phát cơn hen mỗi lần tiếp xúc với chất gây kích ứng.
Cách nhận biết hen suyễn
Bệnh hen suyễn có thể dễ dàng nhận biết qua một số triệu chứng. Bao gồm khó thở, ho, tức ngực, đau ngực thường tái phát về đêm khuya hoặc sáng sớm. Người bệnh thở ra rất khó khăn do tăng tiết đàm nhớt trong phế quản và co thắt các cơ phế quản. Nếu khó thở gây ra tiếng thở rít. Có thể những người bên cạnh bạn có thể nghe thấy tiếng thở gấp của bạn. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, cơn khó thở có thể kéo dài từ 5 đến 10 phút thậm chí hàng giờ. Sau đó, cơn hen phế quản dần biến mất, tình trạng khó thở cũng dần biến mất kèm theo ho và đờm.
Bệnh hen suyễn hay hen phế quản ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị thích hợp, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí tử vong.
Nếu không được can thiệp và điều trị sớm. Bệnh hen suyễn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Có thể kể đến như suy hô hấp, nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, giãn phế quản mạn tính, ngừng hô hấp và có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Cách điều trị hen suyễn như thế nào?
Kế hoạch điều trị tốt nhất cho bệnh hen suyễn hiện nay là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cùng với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Đồng thời loại bỏ các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn trong cuộc sống hàng ngày. Bao gồm khói thuốc, mạt bụi, vẩy da thú cưng, nấm mốc, v.v.
Ngoài ra, một số tình trạng y tế có thể gây ra cơn hen suyễn. Chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, nhiễm vi-rút hợp bào hô hấp, viêm xoang và nhiễm trùng do trào ngược axit. Hít thở không khí khô, lạnh, sử dụng một số loại thuốc (chẳng hạn như aspirin). Thực phẩm, gia vị và nước hoa cũng có thể gây ra cơn hen suyễn. Đặc biệt, những cảm xúc mạnh mẽ như lo lắng, tức giận hoặc căng thẳng có thể gây ra cơn hen suyễn.
Phòng ngừa cơn hen cấp như thế nào?
Để ngăn ngừa cơn kịch phát hen, người bệnh cần bỏ thuốc (nếu hút) và tránh tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Mặt khác, tránh ô nhiễm không khí trong nhà, tránh hít thở không khí ô nhiễm ngoài trời. Cũng như tránh vận động mạnh ở những nơi ô nhiễm cao, thời tiết lạnh hoặc độ ẩm thấp. Hãy hạn chế đến những nơi đông người trong thời gian bùng phát virus đường hô hấp.
Người bệnh nên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau và hoa quả tươi, tránh những thức ăn dễ bị dị ứng. Tăng cường hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe. Bạn cũng nên tránh các loại thuốc có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng hơn, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc chẹn beta.

Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại đầy căng thẳng. Người bệnh hen suyễn cần học cách kiềm chế cảm xúc của mình. Việc quá tức giận và sợ hãi quá mức có thể gây ra các cơn hen suyễn. Nhất là khi dùng thuốc không kiểm soát đúng cách. Nếu bạn trong trường hợp quá tức giận hãy tập hít thở thư giãn.
Hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn nhưng người bệnh không nên quá lo lắng. Tuân thủ kế hoạch dùng thuốc và theo dõi y tế, kết hợp với dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Thì việc hoạt động cùng mọi người xung quanh sẽ trở nên bình thường, sống bình thường và tận hưởng mọi niềm vui của cuộc sống.
Lời kết
Thắc mắc bệnh hen suyễn có chữa được không của bạn đã được chúng tôi giải đáp ở trên. Tuy rằng căn bệnh này chưa có phương pháp và thuốc để điều trị dứt điểm. Những bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chúng nếu tuân thủ theo lời bác sĩ. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.