Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Bệnh hen suyễn là một căn bệnh về đường hô hấp khá phổ biến trên thế giới. Xu hướng người mắc bệnh ngày càng gia tăng khiến nhiều người lo ngại rằng: Bệnh hen suyễn có chữa được không? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết và hiểu về hen suyễn. Và bệnh hen suyễn có chữa được không.
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên. Phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè.
Khi gặp tác nhân kích thích, tình trạng chít hẹp đường thở gia tăng càng gây khó thở, thậm chí không thở được của người bệnh, được gọi là lên cơn hen.
Xem thêm bài viết về hen suyễn
Tổng quan về bệnh phế quản (hen suyễn)
Đối với một số người, bệnh hen suyễn là một vấn đề nhỏ. Nhưng đối với những người khác, nó là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Người mắc bệnh hen suyễn có thể dễ dàng nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu: Ho, khó thở, nặng ngực lặp đi lặp lại, thường xuyên lúc nửa đêm hay sáng. Nguyên nhân này chính là do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản. Nên người bệnh khó thở, đặc biệt khó thở ra. Việc khó thở tạo ra tiếng rít như tiếng cò súng, không cần đến ống nghe của bác sĩ, bệnh nhân và người bên cạnh đều nghe thấy tiếng rít khó thở này. Khó thở dữ dội nghiêm trọng có thể từ 5-10 phút đến hàng giờ. Sau đó hết ho dần dần, ho ra đờm đặc.
Bệnh hen suyễn nếu không được điều trị sớm, để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng phế quản, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế quản mãn tính, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.
Dấu hiệu nhận biết hen phế quản
Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm.
Sau đây là 4 triệu chứng thường thấy nhất:
- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
- Ho nhiều: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở nước ta, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.
- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.
- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi việc chẩn đoán hen thường gặp khó khăn. Vì những triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Cha mẹ cần theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ và cho con đi thăm khám sớm.
Bệnh hen có chữa được không?
Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi khi điều trị.
Điều trị hen suyễn không chữa khỏi hoàn toàn được bệnh. Tuy nhiên, nó sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn về tình trạng bệnh. Giúp họ giảm được các triệu chứng hen suyễn. Và giúp cơn hen không trở nên trầm trọng hơn.
Một số trường hợp hen suyễn tự khỏi nhờ diễn biến tự nhiên của bệnh:
- Thường xảy ra trong bệnh hen suyễn thời thơ ấu.
- Cơn hen khởi phát ở trẻ em thường tự giới hạn và có tiên lượng tốt hơn hen khởi phát ở người lớn.
- 1/2 ở trẻ em bị hen suyễn thời thơ ấu, tất cả các triệu chứng đều thấy ở tuổi trưởng thành.
- 14 trường hợp hen suyễn ở mức độ nhẹ – điều đầu tiên chỉ cần tránh các tác nhân gây ra cơn hen suyễn là kiểm soát tốt.
- 14 trường hợp vẫn tồn tại với các triệu chứng hen suyễn nặng ở người lớn.
Từ 10 tuổi nếu tiến triển tốt các triệu chứng hen suyễn sẽ nhẹ và thuyên giảm. Tuy nhiên, người lớn có tiền sử hen suyễn thời thơ ấu vẫn có nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn trở lại. Và cao hơn những người không có tiền sử hen suyễn thời thơ ấu.