Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Hen suyễn thường gặp trong cộng đồng với các triệu chứng ho, khó thở và tức ngực. Khi việc kiểm soát hen không hiệu quả, hen suyễn kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, những biến chứng đó là gì?
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Biến dạng lồng ngực
Dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn là tắc nghẽn đường thở khi thở ra. Cơ chế gây bệnh dựa trên sự tương tác giữa cơ địa và yếu tố môi trường. Căn bệnh này thường biểu hiện rất sớm, ngay từ khi còn nhỏ. Tình trạng tắc nghẽn lâu dài không chỉ khiến trẻ khó thở mà còn khiến không khí ứ đọng trong lồng ngực. Khi trẻ lớn lên, lồng ngực sẽ căng tròn, lồng ngực mở rộng và nhô ra phía trước.
Chậm phát triển thể chất
Triệu chứng điển hình của cơn hen là ngứa mắt, ngứa họng, sổ mũi. Sau đó là khó thở, thở khò khè do co thắt phế quản khi tiếp xúc với dị nguyên. Khi xịt thuốc giãn phế quản, bệnh nhân bớt khó thở và ho ra đờm. Sau khi hết cơn hen, trẻ vẫn có thể vui chơi, chạy nhảy như bình thường.
Tuy nhiên, nếu không dự phòng hen tốt, thì mức độ nặng của cơn hen và tần suất tăng dần. Để lại hậu quả nghiêm trọng lâu dài như tổn thương cấu trúc phổi và đường thở. Hệ thống phế quản bị tắc nghẽn mãn tính, trẻ khó thở dai dẳng, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Dẫn đến quá trình sản xuất hormone tăng trưởng giảm sút, trẻ chậm phát triển thể chất.
Tâm phế mạn
Bất kỳ bệnh mãn tính về phổi lâu dài cũng ảnh hưởng đến tim. Nếu có các triệu chứng khó thở, phù chân, đau hạ sườn phải, gan to, tĩnh mạch cảnh giãn chứng tỏ bệnh hen suyễn đã có biến chứng suy tim phổi.
Tổn thương cấu trúc phổi lâu ngày làm cho thành mao mạch phổi xơ cứng. Sau đó, tim phải tăng sức co bóp để bơm máu lên phổi, về sau thành cơ tim giãn dần dẫn đến suy tim phải. Vì chức năng hô hấp có khả năng phục hồi. Nên thời gian bị tâm phế quản của mỗi bệnh nhân là khác nhau có thể là 5 năm, 10 năm, thậm chí lâu hơn.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Đường thở thường xuyên bị tắc nghẽn, tăng tiết đờm, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Đây cũng là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn mãn tính. Do chuyển mùa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh viêm tai mũi họng. Ngược lại, các đợt nhiễm trùng đường hô hấp làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Người bệnh sốt, khó thở, khạc đờm nhiều, có thể đờm vàng hoặc xanh.
Khí phế thũng
Do sự tích tụ không khí trong khoang ngực, độ đàn hồi của phế nang giảm dần theo thời gian. Cấu trúc của các phế nang bị phá vỡ, thể tích khí cặn tăng và thể tích phổi giảm. Dẫn đến khó thở khi gắng sức, hạn chế hoạt động thể chất và tăng nguy cơ suy tim.
Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất xảy ra ở khoảng 5% bệnh nhân hen mãn tính. Không khí bị giữ lại trong quá trình thở ra, phế nang giãn ra, mạch máu ít và áp lực trong phế nang tăng lên. Khi làm việc nặng nhọc hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị vỡ. Tràn khí màng phổi hai bên là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân hen suyễn.
Xẹp phổi
Hơn 1/3 trẻ em mắc bệnh hen suyễn mãn tính phải nhập viện vì biến chứng xẹp phổi. Khi cơn hen đã ổn định, tình trạng xẹp phổi sẽ biến mất hoặc không hồi phục hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Suy hô hấp
Nếu không được kiểm soát tốt, trẻ thường dễ bị hen cấp hoặc ác tính, có nguy cơ ngừng hô hấp và tử vong. Mặc dù đã hết cơn hen nhưng các cấu trúc phổi và đường thở bị tổn thương, làm tăng khả năng suy hô hấp mãn tính. Bệnh nhân khó thở kéo dài, tím môi, niêm mạc, toan hoá máu, có khi ngưng thở khi ngủ phải thở máy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hôn mê, đột tử do hen suyễn.
Biến chứng do điều trị
Biến chứng này thường gặp khi bệnh nhân lạm dụng một số loại thuốc kháng viêm, corticoid. Gây hội chứng Cushing, loãng xương, viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm trùng dai dẳng, bệnh thần kinh. Lạm dụng thuốc giãn phế quản như adrenaline có thể gây đột tử do nhịp tim bất thường hoặc hội chứng phổi tắc nghẽn.
Phòng ngừa hen suyễn như thế nào cho đúng
Ở những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, việc dự phòng hen bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ là chìa khóa kiểm soát bệnh quan trọng. Do đó, bệnh nhân nên sử dụng thuốc hít, thuốc xịt và thuốc uống hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt với trẻ nhỏ, ba mẹ nên hỗ trợ trẻ phun thuốc, hướng dẫn trẻ và bảo trẻ trước dị nguyên gây hen. Luôn giữ thuốc cắt cơn nhanh bên mình.
Ngoài ra, cơn hen dễ xuất hiện khi tiếp xúc với dị nguyên nên người bệnh cần xác định và tránh những yếu tố này. Giữ vệ sinh cá nhân tốt, giữ môi trường sống sạch sẽ. Tránh bụi bẩn, không nuôi chó mèo. Không ăn thức ăn dễ gây dị ứng. Tránh căng thẳng, xúc động. Tập thể dục vừa phải, tránh vận động quá sức.
Kết,
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết bệnh hen suyễn có nguy hiểm không. Nếu không kiểm soát tốt, cơn hen không được xử lý nhanh sẽ dẫn đến biến chứng rất nhanh, nguy hiểm tính mạng. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.