Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và cách phòng bệnh
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn là một bệnh mãn tính không có thuốc chữa và chỉ dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Bệnh hen suyễn thường xảy ra trong các cơn hen cấp tính và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này và sự nguy hiểm của nó qua các nội dung sau.
Bệnh hen suyễn là căn bệnh như thế nào?
Tình trạng viêm đường thở của hen suyễn là do các phản ứng quá mức của niêm mạc đường thở với các chất gây dị ứng. Căn bệnh này là bệnh mã tính và hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm.
Người bị hen suyễn thường khó thở. Khi đường thở bị viêm mãn tính làm tăng độ nhạy cảm của phế quản. Bộ phận cơ trơn phế quản thường xuyên co thắt làm tăng tiết dịch nhày dẫn đến tắc nghẽn đường thở.
Trẻ em bị hen suyễn thường đáp ứng tốt với thuốc và có tiên lượng tốt. Nhưng hệ miễn dịch của trẻ trở nên suy yếu và có thể tái phát bất cứ lúc nào khi tiếp xúc với dị nguyên. Gây ra cơn hen cấp tính và chúng tiết ra quá nhiều chất nhầy và làm hẹp đường thở. Từ đó, người bệnh bị tức ngực và khó thở, thở gấp kèm theo việc cung cấp oxy cho cơ thể bị gián đoạn.
Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể hôn mê hoặc thậm chí bất tỉnh. Nếu không được can thiệp y tế để mở đường thở thì nguy cơ tử vong của bệnh nhân là rất cao.
Nếu có các triệu chứng của bệnh suyễn, bạn nên đi khám sớm để có các hướng điều trị phù hợp. Nên điều trị sớm để tránh gặp phải các nguy hiểm cho bạn. Bệnh nhân phải được chăm sóc phòng ngừa bệnh hen và tuân thủ theo hướng dẫn bác sĩ.
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Có thể thấy, hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm, có tính chất mạn tính nhưng lại dễ xảy ra các cơn hen cấp tính. Vì vậy, bệnh nhân nên lưu ý tránh xa các loại thuốc gây kích ứng đường hô hấp. Bên canh đó người thân và những người xung quanh cũng cần hiểu rõ tình trạng của bệnh nhân. Để có những phương pháp hỗ trợ kịp thời với các cơn hen cấp.
Các biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh hen suyễn kéo dài. Suy hô hấp cấp tính, bệnh nhân chết ngạt trong vòng vài phút. Ngoài mối nguy hiểm này, còn có các biến chứng khác. Chẳng hạn như: Tràn khí màng phổi do ho, ép ngực hoặc cố gắng thở. Ngoài ra, khí thũng, suy tim phải…Viêm đường thở có thể gây khó thở và suy tim phải, có thể dẫn đến tử vong.
Cách phòng ngừa cơn hen
Che chắn cẩn thận đường hô hấp của bạn khi bạn ở bên ngoài hoặc trong môi trường bụi bẩn hoặc ô nhiễm hóa học. Hiện khẩu trang nhiều lớp có tác dụng ngăn bụi bẩn, vi khuẩn và ngăn ngừa các mầm bệnh này gây viêm đường hô hấp. Ngoài ra, người bệnh nên tránh đến những nơi đông người, nơi có nhiều hóa chất độc hại, khói bụi.
Giữ ấm đường hô hấp khi thời tiết lạnh. Cơ thể người mắc bệnh hen suyễn thường nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy, nếu tiếp xúc với gió, không khí lạnh có thể làm tăng kích ứng niêm mạc đường thở. Gây cảm lạnh và khởi phát cơn hen cấp tính. Vì vậy, trước khi ra ngoài, nhất là vào mùa gió lạnh, bạn nhớ chuẩn bị mũ, áo ấm, không ngồi nơi điều hòa quá lạnh hoặc quạt thổi trực tiếp.
Hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm và thuốc có chứa sulfite. Một hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm (thường được tìm thấy nhiều nhất trong trái cây khô, bia, rượu và đồ uống có cồn). Cả một số dược chất và mỹ phẩm. Sau khi vào cơ thể con người, nó sẽ giải phóng một loại khí gọi là sulfur dioxide. Khí này sẽ gây ra phản ứng co thắt và kích thích màng nhầy của đường hô hấp.
Giữ nước cho cơ thể. Uống nhiều nước không chỉ giúp long đờm, thông thoáng đường thở mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. Người bị hen suyễn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày. Bạn cần uống chia nhỏ lượng nước bạn cần uống theo thời gian trong ngày. Không uống quá nhiều một lúc.
Lưu ý
Luôn mang theo thuốc hen suyễn bên mình và sẵn sàng đối phó với cơn cấp tính, đột ngột. Đặc biệt, nếu bắt đầu khó thở hoặc đau ngực, bệnh nhân nên ngừng làm việc và ngồi xuống nghỉ ngơi. Không nằm xuống, vì tư thế này có thể khiến nhiều chất lỏng tích tụ và bao phủ đường thở. Phải luôn có sẵn máy bơm hoặc thuốc uống cắt cơn hen suyễn để có thể sử dụng khi cần thiết.
Nếu cơn hen suyễn xảy ra, người đó nên được điều trị thích hợp và nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức để mở đường thở. Trì hoãn điều trị làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong.
Lời kết
Qua các nội dung của bài viết trên, hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích. Bạn cũng đã nắm rõ rằng bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và cách phòng tránh chúng. Bệnh cần được phát hiện sớm để điều trị có hiệu quả nhanh và ít tốn kém nhất. Vì vậy, nếu bạn phát hiện ra mình mắc hen suyễn thì phải nhanh chóng gặp bác sĩ ngay. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.