Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Xu hướng mắc bệnh hen suyễn ngày càng gia tăng ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Đây là một căn bệnh không thể xem thường vì hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị. Vậy hen suyễn có nguy hiểm không? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm.
Xem thêm: Hen suyễn có bị lây ko
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn là một trong những bệnh hô hấp khi đường hô hấp bị viêm mãn tính. Tình trạng viêm dẫn đến co thắt đường dẫn khí, làm giảm lượng không khí đi vào phổi. Khiến người bệnh hô hấp khó khăn hơn. Hen suyễn là bệnh di truyền. Nếu trong gia đình có người bị hen suyễn thì có khả năng cao bạn cũng sẽ bị mắc bệnh.
Bệnh hen suyễn có hai loại chính, gồm:
- Hen phế quản không dị ứng: Loại hen phế quản này không gây bộc phát phản ứng dị ứng
- Hen phế quản: Loại hen phế quản này là một phần của phản ứng dị ứng, xảy ra khi hít phải các chất gây dị ứng như: lông động vật, nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa, nước hoa…. Những yếu tố này cũng góp phần làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cản trở hô hấp.
Người bị hen suyễn sẽ gặp các triệu chứng trầm trọng hơn. Hoặc dễ bị lên cơn hen khi chịu sự tác động của các tác nhân như:
- Hít phải các chất gây dị ứng
- Ăn phải các chất gây dị ứng
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Vận động mạnh, lao động quá sức
- Thay đổi thời tiết
- Có các cảm xúc mạnh như: xúc động, hồi hộp, tức giận…
- Sử dụng một vài loại thuốc nhất định
Đối tượng có nguy cơ cao mắc hen phế quản
Con của bố hoặc mẹ bị dị ứng có 33% khả năng xuất hiện cơ địa dị ứng. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh này, 50% – 60% khả năng con có thể mắc hen phế quản. Bên cạnh đó còn có yếu tố môi trường. Những người di cư từ những vùng có tỷ lệ hen phế quản thấp, tới những nơi có tỷ lệ hen phế quản cao sẽ có khả năng mắc hen phế quản tăng dần.
Không phải tất cả những người có cơ địa mắc hen là chắc chắn sẽ xuất hiện bệnh hen phế quản. Mà chỉ một tỷ lệ nhất định các đối tượng này sẽ phát triển bệnh hen. Những người có cơ địa mắc hen, nếu tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố gây bùng phát hen như: nuôi chó, mèo, tiếp xúc khói thuốc lá, khói thuốc lào, tiếp xúc khói bếp than, hay bị nhiễm trùng đường hô hấp…. Sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh hen nhiều hơn rõ rệt.
Với những bệnh nhân đã mắc hen phế quản sẽ có nguy tái phát các cơn hen nếu phải tiếp xúc với các tác nhân sau:
- Không khí có phấn hoa, bụi mốc, khói thuốc, bụi bẩn.
- Ăn hay uống những chất cơ thể bị phản ứng.
- Bị hồi hộp, xúc động.
- Làm việc hay cử động nặng nhọc.
- Bị nhiễm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác như nội tiết, yếu tố thần kinh, ô nhiễm môi trường…
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Bệnh hen suyễn rất nguy hiểm, tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa quân tâm đến nó. Họ thường cho là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trên thực tế lại có. Bởi vì, chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể tử vong. Trong hen cấp có thể xảy ra những biến chứng như: suy hô hấp cấp, có thể gây ra tử vong vì nghẹt thở, không thở trong vài phút có thể gây ra tử vong. Đây là biểu hiện nặng nhất và nó có thể còn có biến chứng khác như: tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do gắng sức để thở.
Về diễn biến lâu dài, hen phế quản có thể gây ra giãn phế nang, khí phế thủng. Chuyển sang tâm phế mãn (tức là bị đường hô hấp rồi dẫn đến suy tim phải). Tóm lại, nó vừa bị khó thở do viêm đường hô hấp và vừa suy tim phải, rất dễ dẫn đến tử vong.