Hiểu rõ bệnh hen suyễn nguyên nhân và cách điều trị
Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính, phát sinh do phản ứng của cơ thể với dị nguyên. Có liên quan đến tác nhân gây kích ứng cơn hen và yếu tố di truyền. Bệnh hen suyễn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và sức khoẻ của người bệnh. Để hiểu bệnh hen suyễn nguyên nhân và cách điều trị thì bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân hen suyễn
Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn là sự sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường. Tiếp xúc với các tác nhân kích ứng có thể làm khởi phát cơn hen suyễn lâm sàng. Phản ứng của cơ thể với các yếu tố khởi phát dẫn đến rối loạn hô hấp như co thắt phế quản, tăng tiết chất nhầy gây khó thở. Yếu tố dị ứng gây hen rất đa dạng do cơ địa mỗi người.
- Nhiễm khuẩn hô hấp.
- Không khí lạnh.
- Bụi công nghiệp, khói thuốc lá, hóa chất, mạt bụi,..
- Cảm xúc mạnh, căng thẳng.
- Hoạt động thể chất quá sức.
- Một số loại thuốc như: Thuốc chẹn beta, aspirin, ibuprofen, naproxen
- Một số thực phẩm chế biến sẵn, đông lạnh, đồ chua,…
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Triệu chứng hen suyễn
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn khác nhau tùy theo từng bệnh nhân. Bệnh nhân có thể lên cơn hen thường xuyên hoặc tiếp xúc tác nhân dị ứng. Bệnh hen suyễn có các biểu hiện phổ biến như:
- Thở nhanh, khó thở.
- Ho, khạc đờm, nặng hơn nếu có viêm đường hô hấp trên.
- Khó thở, thở khò khè.
- Nghẹt thở hoặc tức ngực.
- Rối loạn giấc ngủ, ngáy, ho.
- Có thể nghe thấy tiếng ran nổ trong phổi và thỉnh thoảng có tiếng ran khi lên cơn suy hô hấp.
Khi bệnh diễn biến nặng, tần suất các cơn hen suyễn tăng lên, tình trạng khó thở nặng hơn. Và người bệnh phải dùng nhiều thuốc hít hơn để giảm triệu chứng. Bệnh nhân nên nhận biết các dấu hiệu của cơn hen suyễn nghiêm trọng, để cấp cứu kịp thời.
- Khó thở hoặc thở khò khè ngày càng nặng.
- Các triệu chứng không thể kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc.
- Triệu chứng xuất hiện kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
Bệnh hen suyễn có lây truyền không?
Do bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nên nhiều người lo ngại bệnh có thể lây truyền. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn không phải do virus, vi khuẩn gây ra nên không lây nhiễm.
Tác nhân gây bệnh liên quan đến yếu tố môi trường và di truyền nên hen suyễn là bệnh di truyền chứ không phải bệnh truyền nhiễm.
Đối tượng nguy cơ cao bị hen suyễn
Nhiều yếu tố đã được chứng minh là làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn hoặc khởi phát cơn hen. Xác định các yếu tố rủi ro giúp kiểm soát triệu chứng và thay đổi lối sống.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn.
- Con trai có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn cao hơn con gái. Tuy nhiên từ 40 tuổi, phụ nữ có xu hướng mắc bệnh cao hơn.
- Có tiền sử dị ứng, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng
- Thừa cân, béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Yếu tố nghề nghiệp tiếp xúc với khói bụi, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, xây dựng.
Biện pháp điều trị hen suyễn
Hen suyễn hiện nay có thể kiểm soát, làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu điều trị hen suyễn là:
- Xác định và tránh các tác nhân gây hen.
- Dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng và cắt cơn hen cấp.
Thuốc
Nhiều loại thuốc được chỉ định để điều trị bệnh hen suyễn, bao gồm:
- Corticosteroid dạng hít: Đây là loại thuốc thường được kê đơn điều trị bệnh hen suyễn. Thuốc làm giảm viêm trong phế quản do chất gây dị ứng.
- Corticosteroid đường uống: Tác dụng ngắn, giảm cơn hen nhanh chóng.Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ khi dùng kéo dài.
- Leukotriene: Nhóm thuốc này thường chỉ dùng cho trường hợp hen nhẹ và dùng kết hợp với các loại thuốc khác ít tác dụng phụ.
- Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABAS): Thời gian tác dụng lâu hơn để kiểm soát các cơn hen suyễn.
- Omalizumab (Xolair): Được chỉ định trong hen dị ứng do làm giảm lượng Ige tự do.
- Liệu pháp miễn dịch: Bệnh nhân được giải mẫn cảm với dị nguyên gây bệnh.
- Thuốc Theophylline: Giãn phế quản và phế nang.
Thay đổi lối sống
Ngoài việc dùng các loại thuốc trên, người bệnh hen suyễn cần thay đổi lối sống, tránh dị nguyên để tăng hiệu quả điều trị.
Điều trị hen suyễn với KISHO ASMA
KISHO ASMA giúp người bệnh điều trị hen suyễn bằng bài thuốc Đông y với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên rất an toàn, không gây hại và hiệu quả cao.
Bệnh nhân có thể sử dụng KISHO ASMA kết hợp với thuốc tân dược theo chỉ định của bác sĩ. Sau 2 tháng sử dụng, bạn sẽ thấy các triệu chứng giảm rõ rệt. Lúc này, người bệnh có thể giảm hoặc bỏ hẳn thuốc Tây. Sau 5 tháng, tần suất tái phát bệnh hen suyễn giảm dần. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc tương ứng. Vì vậy, người bệnh nên nhờ bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng.
Kết,
Trên đây là những thông tin về bệnh hen suyễn nguyên nhân và cách điều trị. Bên cạnh sử dụng thuốc Tây và thay đổi lối sống, bạn có thể tham khảo liệu pháp Đông y của KISHO ASMA để tăng hiệu quả điều trị. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.