Bệnh hen suyễn và cách điều trị như thế nào?
Bệnh hen suyễn là một trong những căn bệnh về đường hô hấp khó điều trị và gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời chữa trị. Vì vậy, bạn cần biết về bệnh hen suyễn và cách điều trị như thế nào một cách sớm nhất để ngăn chặn những nguy hiểm luôn rinh rập bạn.
Hen suyễn là một căn bệnh không lây xuất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Theo ước tính của WHO, hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 235 triệu người bị bệnh hen suyễn. Nhiều người lầm tưởng rằng hen suyễn chỉ xảy ra ở những nước phát triển. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh xuất hiện ở mọi quốc gia. Trong đó hơn 80% trường hợp tử vong do hen suyễn xảy ra ở các nước đang phát triển và kém phát triển.
Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp, gây co thắt phế quản và làm cản trở sự lưu thông của không khí trong phổi. Khi bị mắc bệnh này, đường dẫn khí luôn trong tình trạng bị viêm nhiễm, phù nề và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm đường dẫn khí sẽ làm thu hẹp đường dẫn khí, cũng có khi gây tắc nghẽn đường dẫn khí nếu các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết ra quá nhiều.
Nguyên nhân bệnh Hen phế quản
Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản:
Các tác nhân dị ứng: là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
- Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
- Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Các tác nhân không dị ứng:
- Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
- Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
- Rối loạn tình dục.
Đối tượng của bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường chớm phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:
- Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Bị dị ứng, chàm.
- Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
- Đối tượng của bệnh hen suyễn là trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh
Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,… cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.
Triệu chứng bệnh Hen phế quản
Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát, bệnh nhân khó thở nhiều khi thở ra, phải ngồi dậy để thở. Có thể nghe thấy tiếng thở rít hay khò khè. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ho, khạc đờm kèm theo. Đôi khi thấy hình ảnh lồng ngực biến dạng.
Bệnh hen suyễn và cách điều trị như thế nào?
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh hen suyễn. Các loại thuốc được chỉ định điều trị bệnh hen suyễn chỉ có tác dụng kiểm soát bệnh. Bệnh nhân bị hen phế quản cần mang theo bên mình thuốc cắt cơn hen; đồng thời dùng thuốc dự phòng theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bên cạnh đó, tránh các tác nhân gây dị ứng, tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng cách ăn uống khoa học và tập luyện vừa phải, bảo vệ đường thở cẩn thận,… cần lưu ý thực hiện để hạn chế tối đa khả năng bệnh tái phát.
Xem thêm: Hen suyễn có chữa được không?