Bệnh suyễn và cách điều trị bệnh như thế nào?
Bệnh suyễn và cách điều trị bệnh này như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Căn bệnh hen suyễn đang là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam chúng ta. Nguyên nhân từ đâu có căn bệnh này rất nhiều yếu tố gây nên. Cùng xem bài viết dưới đây để biết một số loại thuốc và cách điều trị bệnh hen suyễn.
Bệnh suyễn và cách điều trị bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn có đa dạng cách điều trị từ Tây y đến Đông y và các phương pháp điều trị tại nhà. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn phương pháp điều trị bằng Tây y phổ biến. Cùng với các phương pháp điều trị tại nhà đơn giản giúp bạn giảm đi các triệu chứng hen suyễn.

Các loại thuốc Tây
Các loại thuốc dạng này thường bạn phải cần bác sĩ kê đơn và liều lượng để dùng hàng ngày. Không thể tự ý đi mua về dùng sẽ mang lại nguy hiểm cho bạn.
Thuốc dạng hít
Thuốc corticosteroid dạng hít là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị bệnh hen suyễn, đặc biệt là bệnh hen suyễn dị ứng. Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tình trạng viêm trong phổi. Phương pháp điều trị hen phế quản này có thể bắt đầu nhanh chóng sau 1 đến 5 phút.
Thuốc SABA
SABA là dạng thuốc chủ vận beta-2 tác dụng ngắn. Một nhóm thuốc hen suyễn tác dụng nhanh giúp kiểm soát các triệu chứng hen suyễn trong vòng vài ngày. Các loại SABA phổ biến là salbutamol, terbutaline và fenoterol.
Các cách điều trị tại gia
Các mẹo dùng tại gia thường phù hợp với những bệnh nhân có các triệu chứng hen như ho, có đờm,… Các mẹo này thường không thể thay thế thuốc chữa bệnh và chỉ được dùng với liều lượng thích hợp.
Củ cải trắng và mật ong
Chuẩn bị nửa kg củ cải trắng, 100 g gừng và 150 ml mật ong. Cách chế biến: Rửa sạch củ cải trắng, cắt khối vuông và vắt kiệt nước. Gừng rửa sạch, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và đun với nước củ cải. Đun khoảng 10 phút thì cho mật ong vào, khuấy đều rồi đun sôi. Sau khi nguội, đóng chai và dùng dần. Cách dùng hàng ngày : Thuốc được dùng cho bệnh nhân ngày 2 lần, mỗi lần 5 ml. Chỉ cần ngậm trong khoảng 3 ngày sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng (đờm, ho, khò khè, khó thở…).
Lá trầu không
Loại lá này có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm mạnh và ức chế nhiều chủng vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu, liên cầu,… Nhờ vậy, lá trầu không giúp hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản do vi khuẩn gây ra. Hoặc cũng có thể ngăn ngừa và phòng ngừa các biến chứng của bệnh bội nhiễm phế quản. Ngoài ra nó cũng rất tốt trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các cơn hen suyễn.
Bạn nên lấy 7 đến 8 lá trầu không, rửa sạch, trộn với 4 đến 5 lát gừng rồi xay nhuyễn. Sau đó cho vào khoảng 1 cốc nước sôi, ngâm 10 phút, lọc lấy nước và sử dụng. Uống sau 30 phút và dùng ngày 2 lần. Chỉ uống trong vòng 1 tuần và ngưng 1 tháng mới sử dụng lại theo cách này.
Lời kết
Chúng tôi đã nêu cho bạn một số loại thuốc kèm theo là các phương pháp điều trị bệnh suyễn tại nhà ở trên. Hy vọng rằng nội dung bài này hữu ích đối với bạn. Để điều trị bệnh đúng đắn nhất thì chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.
