Bị bệnh hen suyễn nên uống thuốc gì? Kế hoạch kiểm soát hen
Bị bệnh hen suyễn nên uống thuốc gì là giải pháp thường được sử dụng để kiểm soát cơn hen. Thông tin về loại thuốc này được chia làm mấy nhóm? Cách dùng ra sao và có tác dụng gì? Là những câu hỏi được nhiều người bệnh hen quan tâm. Theo dõi bài viết để tìm câu trả lời nhé!
Kế hoạch kiểm soát cơn hen
Mặc dù bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được. Mỗi người bị bệnh hen có triệu chứng lâm sàng khác nhau. Vì vậy kế hoạch điều trị hen suyễn của mỗi người là khác nhau. Các bác sĩ khuyên bạn nên lập kế hoạch hen suyễn để kiểm soát tốt bệnh và giảm nguy cơ lên cơn hen cấp. Kế hoạch bao gồm:
- Thuốc điều trị hen suyễn phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
- Liều lượng thuốc.
- Các phương pháp điều trị khác khi loại không kiểm soát được tình trạng.
Để thực hiện kế hoạch tối ưu nhất, bạn cần:
- Để ở nơi bạn có thể nhìn thấy: Dán trên tủ lạnh, tủ thuốc của bạn hoặc lưu giữ điện thoại của mình. Bằng cách nào đó, bạn luôn dễ dàng tìm thấy khi cần.
- Chia sẻ với người thân: Bạn nên chia sẻ kế hoạch kiểm soát bệnh hen suyễn với bạn bè, gia đình. Để họ biết phải làm gì khi bạn lên cơn hen suyễn.
- Kiểm tra mỗi tháng một lần: Kiểm tra tình trạng dùng thuốc hàng ngày. Để biết thuốc có làm giảm triệu chứng bệnh và báo cho bác sĩ.
Bị bệnh hen suyễn nên uống thuốc gì?
Các loại thuốc trị hen suyễn được chia thành các loại chính như:
Thuốc kiểm soát hen suyễn
Loại thuốc này làm giảm các triệu chứng viêm đường thở. Giảm nguy cơ các đợt cấp và suy giảm chức năng hô hấp ở những người mắc bệnh hen suyễn.
- Corticoid dạng hít tác dụng kéo dài: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm đường thở. Thường phối hợp với thuốc chủ vận beta-2 tác dụng kéo dài.
- Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài: Gồm thuốc chủ vận beta-2 tác dụng kéo dài. Và thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài.
Thuốc uống
Thuốc kháng leukotriene có thể được sử dụng kết hợp với thuốc hít, đặc biệt khi có bệnh lý kèm theo như viêm mũi dị ứng. Nhóm thuốc này tác dụng chậm, không thể thay thế thuốc hít và cần được dùng dưới sự giám sát của bác sĩ.
Corticoid đường uống, phổ biến nhất là prednisolone dùng trong cơn hen cấp. Thuốc làm giảm phản ứng viêm đường thở trong cơn hen cấp tính.
Thuốc sinh học
Thuốc sinh học dạng tiêm thường được chỉ định trong trường hợp hen nặng không kiểm soát được bằng đường uống và hít. Nhóm thuốc này hoạt động trên hệ thống miễn dịch phù hợp với kiểu hình hen suyễn dị ứng IgE.
Thuốc cắt cơn hen
Chỉ định dùng cho bệnh nhân khó thở đột ngột hoặc lên cơn hen. Thuốc giúp cắt cơn hen và cải thiện đáng kể các triệu chứng.
Thuốc phối hợp điều trị cơn hen nặng
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng hen dai dẳng hoặc cơn kịch phát mặc dù đã điều trị bằng ICS/LABA liều cao. Bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc này.
Điều trị hen theo mức độ
Tùy theo khả năng cải thiện triệu chứng mà bác sĩ sẽ điều chỉnh loại thuốc và liều lượng phù hợp. Ví dụ, nếu bạn đáp ứng tốt với thuốc, bác sĩ sẽ giảm lượng thuốc. Ngược lại, nếu tình trạng bệnh nặng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi loại thuốc hoặc phương pháp điều trị. Đánh giá tình trạng kiểm soát triệu chứng hen trong 4 tuần qua:
- Triệu chứng ban ngày > 2 lần/tuần?
- Bạn đã bao giờ bị cơn hen đánh thức chưa?
- Bạn có uống thuốc giảm đau hen suyễn > 2 lần/tuần không?
- Bệnh hen suyễn có hạn chế khả năng vận động và sinh hoạt không?
Kiểm soát tốt khi không có các triệu chứng nào. Kiểm soát một phần khi có 1-2 dấu hiệu. Không kiểm soát được khi có có 3-4 dấu hiệu hen.
Các phương pháp điều trị khác
Ngoài các thuốc đặc trị hen. Bác sĩ chỉ định sử dụng các biện pháp điều trị các bệnh kèm theo như:
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thừa cân – béo phì, ngưng thở khi ngủ, viêm mũi, viêm xoang, trầm cảm và lo lắng,…
- Các bệnh đi kèm có thể góp phần làm tăng các triệu chứng hen. Điều trị những bệnh này có thể giúp kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn.
Ngoài ra còn có các biện pháp khác để khắc phục cơn hen cấp như:
- Tập thể dục: Bạn cần hoạt động thể chất để cải thiện sức khỏe tổng thể của mình. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập thể dục về cách kiểm soát cơn hen do vận động.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin như rau củ quả, trái cây tươi. Bạn không nên ăn thực phẩm gây dị ứng hoặc có thể gây dị ứng.
- Cần điều chỉnh cảm xúc của mình: Tập thư giãn hoặc hít thở đúng cách.
- Tiêm phòng cúm: Tiêm phòng cúm hàng năm để ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh hen. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về lịch tiêm phòng phế cầu khuẩn để ngăn ngừa các đợt nhiễm trùng phổi.
Phòng tránh khởi phát cơn hen
Để phòng ngừa bệnh hen suyễn cần thực hiện lối sống lành mạnh như:
- Tránh xa thuốc lá (chủ động và thụ động), hạn chế đến những nơi ô nhiễm không khí.
- Thường xuyên vệ sinh các vật dụng cá nhân như chăn ga gối đệm, rèm, thảm,…
- Không nuôi chó, mèo và các loại vật nuôi khác trong nhà.
- Khi đã được chẩn đoán bệnh hen suyễn. Một số loại thuốc như aspirin và thuốc chống viêm không steroid và thuốc chẹn beta nên được sử dụng cẩn thận.
Kết,
Nói chung, bị bệnh hen suyễn nên uống thuốc gì phải theo đơn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Đặc biệt, những người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tuyến giáp, bệnh tim mạch tuyệt đối không được sử dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.