Bị hen suyễn phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?
Bị hen suyễn phải làm sao? Nguyên nhân do đâu? Hen suyễn hay còn gọi là bệnh hen phế quản. Đây là một dạng bệnh mạn tính về đường hô hấp. Nguyên nhân là do bị viêm nhiễm đường dẫn khí dẫn đến tình trạng trẻ ho nhiều, ho liên tục, thở khò khè, tức ngực, thậm chí khó thở. Bệnh tái phát liên tục khi gặp những tác động từ bên ngoài như: tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc lá, hóa chất,…
Nguyên nhân bị hen suyễn do đâu?
Hiện tại, nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn khá nhiều. Những nguyên nhân điển hình như:
- Di truyền.
- Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát.
- Môi trường sống ô nhiễm, khói thuốc lá.
- Nhiễm virus.
- Không khí lạnh.
- Dị ứng với bụi, lông vật nuôi, lông thú, phấn hoa,…
- Hoạt động thể chất nhiều.
- Các triệu chứng hen suyễn đôi khi xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Bệnh hen suyễn còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:
- Thường xuyên hít phải khói thuốc
- Bệnh dị ứng da, dị ứng thực phẩm.
- Viêm mũi dị ứng
- Tiền sử gia đình mắc bệnh: Hen suyễn, viêm mũi dị ứng,
- Nổi mề đay hoặc chàm
- Thừa cân, béo phì
- Nhiễm trùng mũi.
- Viêm xoang.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bị hen suyễn có nguy hiểm không?
Nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ cao hơn người lớn. Đặc biệt, tình trạng mắc hen suyễn ở nhóm trẻ dưới 13 tuổi tại nước ta hiện nay đang ở tỷ lệ cao nhất châu Á. Đây là một căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
Làm giảm chức năng phổi nghiêm trọng
Tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài làm giảm đi khả năng đàn hồi của các phế nang. Khí cặn bên trong tăng dần trong khi khí thở ra bị hạn chế. Điều này lâu dần khiến cho chức năng phổi suy giảm gây rối loạn thông khí phổi, bít tắc đờm phế nang gây xẹp phổi.
Tràn khí màng phổi
Hen phế quản khiến các phế nang bị giãn rộng, làm tăng áp lực trong phế nang. Nếu trẻ vận động mạnh, làm việc nặng hay trong cơn ho mạnh có thể khiến các phế nang này vỡ ra gây tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất.
Suy hô hấp
Trẻ bị hen suyễn nặng sẽ bị khó thở liên tục, suy hô hấp, người tím tái, đôi lúc ngừng thở. Bệnh nhấp cấp cứu tình trạng này phải sử dụng đến máy thở để hỗ trợ hô hấp. Suy hô hấp kéo dài còn làm tăng nguy cơ tổn thương não do thiếu oxy lên não.
Hen phế quản cấp nặng
Đây là biến chứng nguy hiểm, thuộc vào tình trạng nguy cấp, cần đưa đi cấp cứu kịp thời bởi có thể gây tử vong nhanh chóng.
Bị hen suyễn phải làm sao?
Cơn hen khởi phát bất chợt khiến nhiều người bị bất ngờ và không biết lên cơn hen suyễn phải làm sao hay xử lý như nào. Vậy, hãy ghi nhớ những bước sau nhé:
- Ngồi thẳng và cố gắng giữ bình tĩnh. Đừng nằm xuống.
- Hít thuốc 30- 60 giây/lần, tối đa 10 lần.
- Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện sau 10 lần dùng thuốc, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
- Nếu phải mất hơn 15 phút để được trợ giúp, hãy lặp lại bước 2.
Hen suyễn nếu không được kiểm soát kịp thời có khả năng đe dọa tính mạng. Vì vậy, bạn cần ghi nhớ những điều trên để không phải thắc mắc lên cơn hen suyễn phải làm sao?
Lời kết
Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến “Bị hen suyễn phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?” hay liệu trình điều trị hen suyễn của KISHO ASMA hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé