Các dấu hiệu lên cơn suyễn mà bạn nên biết
Hen suyễn là một căn bệnh không lây xuất phổ biến và thường gặp. Theo ước tính của WHO, hiện nay trên khắp thế giới có khoảng 235 triệu người bị bệnh hen suyễn. Vậy, bệnh hen suyễn là gì? Các dấu hiệu lên cơn suyễn, cách phân loại và các biện pháp phòng ngừa hen suyễn như thế nào?
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại. Từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.
Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.
Triệu chứng của bệnh hen suyễn
Sau đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những người bị bệnh hen suyễn:
- Ho, đặc biệt là vào ban đêm: Ho là một phản ứng khi cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như bụi, khói, phấn hoa, lông động vật… ra ngoài. Ho có thể xuất phát từ các bệnh về nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh… Nếu tình trạng ho kéo dài, các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm. Do đường thở bị thu hẹp thì người bệnh cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
- Thở khò khè: Khò khè là dạng tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Đặc biệt, người bệnh dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh.
- Khó thở: Do đường thở bị thu hẹp gây ra hiện tượng khó thở cho người bệnh.
- Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực: Người bệnh cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực.
- Hơi thở rất nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..,
- Mặt nhợt nhạt, mồ hôi: Người bệnh sẽ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.
Đối tượng của bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường chớm phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:
- Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Bị dị ứng, chàm.
- Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
- Những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất
Hệ quả của bệnh hen suyễn
Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh
Bệnh hen suyễn có thể tái phát thường xuyên, biểu hiện với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi ban ngày, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc, các mối quan hệ vợ chồng cũng phần nào bị tác động…
Có khả năng gây tử vong hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh hen suyễn vẫn có thể gây tử vong mặc dù tỷ lệ tương đối thấp so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan với căn bệnh này, nếu không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị, kiểm soát cơn hen thì có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…
Gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai
Nguy cơ mắc bệnh hen ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Theo đó phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh hen suyễn dễ dẫn đến các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Ngoài ra, con của những phụ nữ bị suyễn khi mang thai cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ bình thường.
Lời kết
Đọc đến dây chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về Các dấu hiệu lên cơn suyễn. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ nhé.