Cách chữa hen suyễn triệt để
Căn bệnh hen suyễn không còn quá xa lạ gì nữa. Vì hiện nay số bệnh nhân mắc căn bệnh này quá phổ biến. Và họ cũng thắc mắc rằng liệu hen suyễn có chữa khỏi hay không? Cách chữa hen suyễn triệt để là gì? Nếu bạn muốn biết căn bệnh hen suyễn này có chữa khỏi triệt để hay không thì hãy đọc bài viết dưới đây của Kisho nhé!
Triệu chứng hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng đường thở bị hẹp, sưng lên và tiết ra nhiều chất nhầy. Điều này làm người bệnh cảm thấy khó thở, ho, khò khè. Đối với một số người, hen suyễn ít gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, đối với những người khác. Nó lại là một vấn đề lớn cản trở hoạt động hàng ngày. Thậm chí có thể dẫn đến một cơn hen suyễn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có thuốc kịp thời.

Các triệu chứng hen suyễn khác nhau tùy mỗi người. Có một số người chỉ có triệu chứng trong một số tình huống cụ thể như: Hen suyễn về đêm, hen suyễn khi gắng sức, dị ứng. Cũng có một số người có thể lên cơn hen bất cứ lúc nào mà không rõ lí do gì. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn bao gồm:
- Khó thở;
- Có tiếng rít ở phổi, khò khè khi thở ra. Ttiếng ran rít khi thở là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn ở trẻ em.
- Tức ngực hoặc đau.
- Khó ngủ do cảm thấy khó thở, thở khò khè.
Các dấu hiệu cho thấy rằng bệnh hen suyễn đang trở nên tồi tệ hơn bao gồm:
- Các triệu chứng xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn.
- Tăng mức độ khó thở (được đo chính xác bằng máy đo lưu lượng đỉnh, một thiết bị kiểm tra phổi của bạn).
- Phải sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên hơn.
Khi các triệu chứng hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Đừng tự cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách uống thêm thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc hen suyễn có thể gây ra tác dụng phụ và làm cho bệnh của bạn trở nên tồi tệ.
Nguyên nhân của hen suyễn
Các đối tượng có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn bình thường bao gồm:
- Béo phì. Người bị béo phì có nguy cơ bị hen suyễn cao gấp 1,5 lần người bình thường.
- Trẻ không bú sữa mẹ. Việc cho trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp làm giảm nguy cơ trẻ bị hen suyễn về sau.
- Sống trong môi trường ô nhiễm.
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng, có thể là dị ứng phấn hoa, lông chó, hoặc thức ăn…
- Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
Cách chữa hen suyễn triệt để
Hen suyễn là một bệnh mạn tính, chưa thể được điều trị khỏi hẳn hoàn toàn. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát tốt. Vì bệnh hen suyễn thường thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của mình. Từ đó có hướng điều chỉnh điều trị khi cần thiết.

Mặc dù chưa có biện pháp gì để điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể “sống chung với lũ” và ngăn chặn các đợt tấn công của cơn hen cấp.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm, viêm phổi.
- Xác định nguyên nhân gây ra các đợt hen cấp. Ví dụ như phấn hoa, nấm mốc, không khí lạnh… Từ đó tìm cách tránh xa những tác nhân này.
Uống thuốc đều đặn theo lời dặn của bác sĩ. Thuốc điều trị hen suyễn có 2 loại: Thuốc kiểm soát lâu dài và thuốc tác động tức thời. Với thuốc kiểm soát lâu dài, người bệnh cần phải sử dụng mỗi ngày. Kể cả khi không có triệu chứng gì. Các thuốc kiểm soát lâu dài thường được sử dụng bao gồm: Pulmicort, Rhinocort, Singulair (montelukast),… Thuốc tác động tức thời được sử dụng khi có biểu hiện của cơn hen cấp, bao gồm các thuốc như Ventolin, ProAir HFA…
Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.