Căn bệnh hen phế quản có chữa được không?
Hen phế quản có chữa được không? Hen phế quản là căn bệnh rất phổ biến và có xu hướng gia tăng mỗi ngày. Căn bệnh này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem liệu căn bệnh này có thể chữa khỏi không qua bài viết này.
Xem thêm: Bị bệnh hen suyễn nên uống thuốc nào?
Căn bệnh hen phế quản là gì?
Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường thở làm tăng phản ứng của đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) dẫn đến tắc nghẽn, hạn chế luồng khí vào đường thở, khò khè, khó thở, tức ngực và ho tái phát, thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm, và có thể hồi phục một cách tự nhiên hoặc bằng thuốc. Bệnh có thể tái phát nhiều lần. Nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Một khi căn bệnh này không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thì sẽ gây ra nguy hiểm với tính mạng của bạn.
Biện pháp để chẩn đoán bệnh hen phế quản này là gì?
Các bác sĩ sẽ thăm khám cho bạn một cách chi tiết nhất. Thăm hỏi các yếu tố và triệu chứng bạn gặp phải theo đó là một số xét nghiệm. Từ đó họ sẽ kết luận về tình trạng bệnh của bạn.

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ xác định chẩn đoán và tiến hành thăm khám lâm sàng dựa trên lý do nhập viện và các triệu chứng sẵn có của bệnh nhân. Điều này không chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh mà còn giúp loại trừ các tình trạng khác có triệu chứng tương tự, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhiễm trùng đường hô hấp, v.v.
Đo chức năng phổi: Bệnh nhân được đo phế dung và lưu lượng đỉnh được đo trước và sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản. Chức năng phổi của bệnh nhân sẽ được cải thiện sau khi sử dụng thuốc đúng cách.
Căn bệnh hen phế quản có chữa được không?
Một điều đáng buồn là căn bệnh hen phế quản hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tiếp tục tuân thủ theo phác đồ điều trị. Thì cơn hen có thể được kiểm soát.
Mục tiêu lâu dài của điều trị hen phế quản là duy trì kiểm soát tốt các triệu chứng hen và hoạt động bình thường. Giảm rủi ro trong tương lai bao gồm tử vong do hen suyễn, đợt cấp, hạn chế đường thở dai dẳng và tác dụng phụ của thuốc.
Một số thuốc điều trị bệnh hen phế quản điển hình
Thuốc kiểm soát hen dài hạn. Đây là thuốc điều trị duy trì hen giúp giảm nguy cơ cơn kịch phát và suy giảm chức năng hô hấp bằng cách giảm viêm đường thở: corticosteroid dạng hít, thuốc kích thích bêta tác dụng kéo dài, thuốc dạng hít phối hợp, leukotrien… Hiện nay, có nhiều loại thuốc kiểm soát hen hiệu quả như Symbicort, Seretide… Đây là biện pháp chủ yếu trong điều trị hen phế quản, giúp kiểm soát hen hàng ngày và hạn chế cơn hen cấp xảy ra.
Thuốc cắt cơn hen cấp tốc. Đây là loại thuốc chỉ được dùng để cắt cơn hen và làm giảm các triệu chứng khi bệnh nhân khó thở hoặc lên cơn hen. Sử dụng càng ít liều thuốc này thì tình trạng bệnh của bạn sẽ trở nên tốt hơn. Thuốc cắt cơn hen như Ventolin, Berodual, Salbutamol…
Các liệu pháp kết hợp cho bệnh hen nặng. Những phương pháp điều trị này có thể được xem xét ở những bệnh nhân có các triệu chứng hen dai dẳng và/hoặc đợt kịch phát. Mặc dù đã điều trị tối ưu bằng ICS/LABA liều cao và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ.
Nên lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị nào?
Việc lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào độ tuổi, các triệu chứng. Một số yếu tố khởi phát, giai đoạn hen và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám để bác sĩ đánh giá tình trạng kiểm soát hen của bệnh nhân và có những điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch điều trị trong thời gian tới.
Bệnh hen suyễn cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu bệnh phát triển nhanh. Trong cơn hen suyễn, bạn không thể hít đủ không khí để cung cấp oxy cho cơ thể. Nếu không có thuốc và can thiệp cấp cứu kịp thời. Thì bệnh hen suyễn có thể dẫn đến suy hô hấp, hôn mê, bất tỉnh và thậm chí tử vong.

Ngày nay, với những tiến bộ của y học, bệnh hen suyễn có thể được điều trị bằng các loại thuốc an toàn và có thể kiểm soát được. Cho phép bệnh nhân trở lại cuộc sống, học tập và làm việc bình thường. Không ốm đau. Quan trọng nhất, bệnh nhân trải qua các cuộc kiểm tra phòng ngừa, kiểm tra y tế thường xuyên. Bạn cũng cần đảm bảo rằng sẽ tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ.
Lời kết
Hy vọng rằng thắc mắc về bệnh hen phế quản có chữa được không của bạn đã được chúng tôi giải đáp rõ ràng. Hãy thăm khám y tế sớm nhất nếu bạn phát hiện bản thân mắc bệnh hen phế quản. Điều này giúp bệnh không tiến triển quá nặng và giữ an toàn cho sức khỏe của bạn. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.