Skip to content

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: liệu trình điều trị hết bệnh hen suyễn của sản phẩm KISHO ASMA cho 1 bệnh nhân là bao lâu?

Trả lời: tùy vào sức đề kháng, độ tuổi và tình trạng bệnh (tức bệnh nhân hen suyễn mạn tính có kèm theo mọt số bệnh lý khác hay không như tiểu đường, tim mạch, huyết áp…), tùy vào cơ địa của bệnh nhân trước và trong khi sử dụng sản phẩm, tùy môi trường sống và làm việc thì thời gian chữa dứt điểm bệnh của từng bệnh nhân sẽ khác nhau sẽ có thời gian hết bệnh khác nhau. Thông thường bắt đầu từ tháng thứ 3 của chu trình sử dụng sản phẩm liên tục, bệnh nhân bắt đầu cảm nhận được tác dụng của thuốc. Và đến khoảng ngày thứ 75 kể từ ngày sử dụng sản phẩm bệnh nhân đã cảm thấy rõ rệt về sự thuyên giảm như thở nhẹ nhàng hơn, trong người dễ chịu hơn…. Và thời gian điều trị mà đa số bệnh nhân hen phế quản mạn tính được bác sĩ chuyên khoa xác định hết hẳn bệnh từ khi sử dụng sản phẩm này là từ 4-6 tháng.

Câu hỏi: sản phẩm này dùng liên tục trong thời gian dài có ảnh hưởng xấu gì đến người bệnh không?

Trả lời: không

Vì: sản phẩm này được bào chế hoàn toàn bằng dược liệu thiên nhiên. Chúng tôi cam kết hoàn toàn không có tí thành phần tây dược nào trong sản phẩm kể cả chất bảo quản – những chất thường được sử dụng để bảo quản thưc phẩm dược phẩm.

Câu hỏi: bệnh hen suyễn mãn tính là gì?

Trả lời: Hen/suyễn mãn tính (Y học hiện đại gọi là HEN PHẾ QUẢN hay HEN PHẾ QUẢN MẠN TÍNH (asthma)) Hen hay còn gọi là Suyễn là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp (đường thở). Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt (bị làm hẹp lại) khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở.

Câu hỏi: các yếu tố làm tăng nguy mắc bệnh hen suyễn?

Trả lời: Dưới đây là một số yếu tố được cho là có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn.

– Tiền sử gia đình: Nếu bố hoặc mẹ bạn bị hen suyễn, bạn sẽ có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn.

– Tuổi và giới tính: Hen suyễn thường phổ biến ở trẻ nhỏ hơn ở người lớn. Các bé trai thường có nguy cơ mắc hen cao hơn là bé gái. Ở tuổi trưởng thành, nguy cơ là như nhau đối với nam giới và phụ nữ.

– Dị ứng: Nhạy cảm với các tác nhân dị ứng thường là yếu tố dự báo chính xác khả năng mắc bệnh hen suyễn. Tác nhân gây dị ứng có thể là bụi, lông động vật, nấm mốc hoặc các chất hóa học độc hại. Các tác nhân dị ứng có thể làm các cơn hen suyễn nặng hơn nếu vẫn tiếp xúc.

– Hút thuốc: Khói thuốc gây kích thích đối với khí quản. Người hút thuốc thường sẽ có nguy cơ cao bị hen suyễn. Người có mẹ hút thuốc trong suốt quá trình mang thai hoặc những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn.

– Ô nhiễm không khí: Thành phần chính của khói bụi có thể làm tăng nguy cơ bị hen suyễn. Những người sinh sống hoặc lớn lên ở đô thị có nguy cơ hen suyễn cao hơn những người sống ở nông thôn.

– Béo phì: Người lớn và trẻ nhỏ thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ hen suyễn cao hơn.

– Hệ hô hấp nhiễm Virus: Những vấn đề về hô hấp khi còn sơ sinh hoặc thời thơ ấu có thể gây ra việc thở khò khè. Một vài trẻ nhỏ bị nhiễm Virus đường hô hấp sẽ phát triển thành hen suyễn.

Câu hỏi: Triệu chứng thường gặp của hen suyễn?

Trả lời: Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng, tuy nhiên dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những bệnh nhân bị chẩn đoán hen phế quản. Tuy nhiên các bạn lưu ý, các triệu chứng dưới đây, chỉ là các biểu hiện lâm sàng bên ngoài, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phổi khác.

– Ho mãn tính, dai dẳng: Ho là một phản ứng của cơ thể, nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên từ môi trường như phấn hoa, bụi, khói thuốc lá… ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho như bị nhiễm khuẩn xoang mũi hoặc cảm lạnh, nhưng khi triệu chứng ho kéo dài rất có thể là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn. Thêm nữa, khi bạn thường bị đánh thức bởi những cơn ho vào ban đêm do đường thở đột ngột bị thu hẹp thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để xác định kịp thời.

– Thở khò khè: Thở khò khè cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn. Đây là âm thanh không khí tạo thành khi không thể đi qua phổi một cách bình thường. Bạn dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh. Đối với một số người tập thể dục trong thời tiết lạnh cũng dễ gây ra phản ứng này. Do đó, để nắm bắt tình trạng bệnh kịp thời bạn nên theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau.

– Hay hắng giọng: Hắng giọng là hành động cố đẩy dịch nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Trong cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy, khi chúng bị kích thích, nước nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn. Việc có dịch nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn.

– Cảm thấy hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ: Nếu bạn bị cảm giác hụt hơi sau khi vận động nhẹ, tiếp đó phải ngồi xuống và nín thở rồi mới có thể tiếp tục, có thể bạn đã bị hen suyễn. Ngay cả khi vận động nhẹ cũng khiến bạn hụt hơi, cảm thấy nặng ngực, và phải ngồi xuống nín thở rồi mới có thể tiếp tục hoạt động bình thường, thì bạn có thể đã bị hen suyễn. Lúc này bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Gọi cho Kisho Asma qua số TEL: 0914 700 179 để được tư vấn và hỗ trợ

– Luôn cảm thấy mệt mỏi: Đôi khi bạn gặp tình trạng thở mệt nhọc, khò khè, nhịp thở không đều và thấy nặng ngực mà không vì lý do gì khiến cơ thể mệt mỏi do không được cung cấp đủ khí oxy. Đây là dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh hen suyễn. Nhiều bệnh nhân hen phế quản thường phàn nàn về tình trạng cơ thể mệt mỏi của mình.

– Kém thích nghi với trời lạnh: Bạn thích nghi với thời tiết lạnh kém hơn. Ngay cả cái lạnh lúc nửa đêm hay ban sớm đều ảnh hưởng đến cơ thể bạn, khiến bạn khó thở, ho, sổ mũi, ngạt mũi. Hay bạn thường bị hắt hơi liên tục, cảm, ho, sổ mũi vào 1 thời điểm cố định trong năm (nhất là khi giao mùa hoặc vào mùa đông). Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa bạn dễ cảm lạnh kéo dài, bệnh không thuyên giảm ngay cả khi đã sử dụng nhiều biện pháp giải cảm và dùng các loại thuốc cảm khác nhau. Thì không loại trừ bạn đã mắc bệnh hen suyễn.

-Dễ bị dị ứng: Bạn có thể bị hen phế quản khi cơ thể bạn dễ bị dị ứng những lúc tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết nhất là khi giao mùa hoặc dị ứng với thực phẩm như các món ăn lạ, măng tây, thức ăn có tính nóng, đồ hộp, hải sản…

– Hay bị viêm phế quản khi còn nhỏ: Khi còn nhỏ bạn thường bị viêm phế quản khiến các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích. Việc này có thể làm tăng nguy cơ bạn bị hen suyễn sau này.

– Thường xuyên bị mất giọng: Bị mất giọng thường xuyên có thể không nằm trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn, nhưng khi dấu hiệu này xảy ra thường xuyên và đi kèm với một số triệu chứng khác thì bạn nên đi khám sức khỏe.

Câu hỏi: Bệnh Hen Suyễn có lây nhiễm không?

Trả lời: Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Do vậy những người tiếp xúc với bệnh nhân hen suyễn không có nguy cơ mắc bệnh này.

Câu hỏi: Các biến chứng thường gặp của bệnh hen suyễn là gì?

Trả lời: Bệnh Hen suyễn nói chung thường gây ra nhiều biến chứng, là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao. Có rất nhiều trường hợp tử vong rất đáng tiếc chỉ vì để bệnh quá nặng gây ra các cơn khó thở kịch phát mà không có thuốc cấp cứu kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bị bệnh hen suyễn: Nhiễm khuẩn phế quản (hen phế quản bội nhiễm), Khí phế thũng, Tâm phế mạn, suy hô hấp, ngừng hô hấp gây tử vong, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất…

Câu hỏi: Bệnh hen phế quản bội nhiễm là gì?

Trả lời:

Hen phế quản nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp và làm bệnh nhân đồng thời bị viêm phế quản do vi khuẩn và viêm phế quản do virut. Tình trạng chính là hen phế quản bội nhiễm.

Nguyên nhân điển hình gây viêm phế quản bội nhiễm là do tình trạng viêm lan dần từ đường hô hấp trên xuống tới đường phế quản: liên cầu, phế cầu,…

Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng hay lây lan từ một vị trí sang những vùng lân cận. Có thể hiểu thể bội nhiễm là ngoài bệnh lý chính, người bệnh còn nhiễm thêm một hay nhiều vi trùng, vi khuẩn hoặc virus khác trên bệnh nền.

Như vậy bệnh hen phế quản bội nhiễm là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên bệnh nền hen phế quản,chúng thường túc trực trong mỗi đợt hen và làm tổ rất nhanh, nguy cơ mắc lại cực cao. Lúc này, vi khuẩn tích tụ ở dịch hô hấp bị ứ đọng làm ứ trệ quá trình lưu thông dịch dẫn tới cơn hen bội nhiễm thứ phát.

Câu hỏi: Hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

Trả lời: rất nguy hiểm

Câu hỏi: Cơ chế gây bệnh hen suyễn?

Trả lời: Thông thường, khi bạn hít vào, không khí sẽ theo đường mũi đi vào khí quản. Lúc này niêm mạc sẽ tiết ra 1 chất dịch nhầy giúp loại bỏ các hạt có kích thước nhỏ trong không khí. Sau đó, oxy được chuyển vào trong máu để dùng cho cơ thể và lấy khí CO2 từ máu ra ngoài.

Khi đường hô hấp bị viêm, lớp niêm mạc sẽ bị sưng và tăng tiết dịch nhầy lên nhiều lần làm tắc nghẽn lòng phế quản. Các dải cơ xung quanh tiếp tục co thắt lại gây cản trở thêm cho dòng lưu thông không khí khi hít vào và thở ra. Chính điều này khiến cho cơn hen tạo ra những tiếng rít, khò khè trong lồng ngực, khó thở…

Câu hỏi: người bị hen suyễn nên kiêng ăn thức ăn gì?

Trả lời: Tùy theo từng cơ địa của mỗi người mà việc kiêng ăn gì hoặc kiêng ăn theo tỉ lệ bao nhiêu sẽ có vài điểm khác biệt, tuy nhiên nhìn chung người bị hen suyễn hãy nên kiêng hoặc ăn theo tỉ lệ rất ít một số loại thực phẩm sau đây:

Những loại thức ăn nhiều gia vị: món salad, rau cải ngâm giấm, dưa chua, trái cây sấy, đồ chế biến sẵn, đóng hộp.
Những thức uống lên men: bia, rượu, nước ngọt…
Hạn chế dùng đạm động vật có trong thịt, trứng, sữa, thịt dê, chó, thịt gà, thịt ngựa, nhộng, tằm…
Kiêng các món hải sản như cá chép, cá mè, cá diếc, trai, sò, tôm, cua…
Không nên ăn các loại rau cần, măng, những thứ chua chát.

Câu hỏi: những thực phẩm mà người bệnh hen suyễn nên ăn là gì?

Trả lời:

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C: cà chua, cà rốt, rau dền, rau diếp, rau cải thìa, rau chân vịt, củ cải, mướp, bí đao, dưa hấu, ngó sen, hạt sen…
Những thực phẩm chứa acid béo omega-3 như: các loại cá, quả hạch, mè, hạt hướng dương, dầu cá thu, dầu lanh…
Ăn nhiều các loại trái cây như: lê, cam, quýt, táo, chuối tiêu, đào, dứa, mía, hồng,…
Các loại đậu như đậu đen, đỏ, đậu nành, bobo…hoặc các loại gia vị như hành củ, tỏi, củ sen.

Câu hỏi: Làm thế nào để xác định được bạn đang bị bệnh hen suyễn mãn tính?

Trả lời: KISHO ASMA luôn xem các kết luận từ các bác sỹ chuyên khoa là các bằng chứng để xác định bạn có đang bị mắc bị hen suyễn mãn tính hay không. Bác sỹ sẽ thăm khám và sẽ chỉ định cho bạn đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế để xác định bệnh. Và sau khi sử dụng sản phẩm, cũng căn cứ vào những kết quả chẩn đoán bằng các thiết bị nói trên hoặc căn cứ vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh (tức là bệnh nhân không còn lên cơn hen hoặc không có cảm giác nặng ngực khi tiếp xúc với môi trường bất lợi- môi trường mà trước khi sử dụng sản phẩm này bệnh nhân bị lên cơn hen ngay khi tiếp xúc với nó) để xác định bệnh nhân bệnh nhân đã dứt hẳn bệnh hay chưa.

Câu hỏi: Hiện nay tây y có chữa khỏi bệnh hen suyễn không? Và kết quả và hậu quả của việc chữa bệnh này bằng tây y?

Trả lời: Hiện nay Tây Y vẫn chưa chữa khỏi được bệnh này. Các thuốc bên tây y đang dùng là điều trị tạm thời triệu chứng để làm giãn phế quản cắt cơn hen. Tây y ghi chú rất rõ rằng: Thuốc tiêm, uống, xịt cắt cơn và giãn phế quản thành phần chủ yếu là corti.coid, sabu.tamol nếu dùng dài ngày liều cao gây viêm loét dạ dày – hành tá tràng, nặng có thể gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dầy; gây phù thũng, suy thận; gây suy gan, viêm gan, xơ gan, men, gây mục xương, trẻ thì còi xương, chậm lớn, gây nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run chân tay, gây ức chế miễn dịch và giảm sức đề kháng của khí phế quản và toàn cơ thể, làm suy giảm trầm trọng tính đàn hồi của khí quản – phế quản

Câu hỏi: bệnh nhân hen phế quản mạn tính có nên dùng thuốc tây của bác sĩ chuyên khoa song song với việc dùng sản phẩm này không? Tại sao?

Trả lời: nên dùng

Vì đây là sản phẩm được bào chế hoàn toàn bằng dược liệu thiên nhiên và bệnh mà quí vị đang chữa là loại bệnh mạn tính (tức là thời gian gây ra bệnh này hoặc là cả một quá trình dài sinh sống làm việc trong môi trường có lợi cho việc phát triển bệnh hoặc là bệnh nhân mang gien di truyền nên chúng ta cần phải có một thời gian dài đủ để tác dụng sản phẩm lần lượt làm khô các chất nhầy và làm lành các mô tế bào bị bị viêm lâu ngày trong đường thở. Trong thời gian những chất nhầy này chưa khô và các mô tế bào bị viêm chưa lành thì những cơn hen có thể ập đến bất kỳ lúc nào đe dọa tính mạng người bệnh. Do vậy lời khuyên của nhà sản xuất sản phẩm này là bệnh nhân hen phế quản mạn tính nên dùng thuốc tây của bác sĩ chuyên khoa song song với việc dùng sản phẩm này ít nhất là trong 3,5 tháng đầu (tùy theo mức độ nặng nhẹ và cơ địa đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân) mà bệnh nhân tự quyết định thời điểm bỏ hẳn thuốc tây và bỏ hẳn chai xịt Ventolin.

Mọi thắc mắc về bệnh hen suyễn, cách thức điều trị và sử dụng sản phẩm Kisho Asma, bạn đừng ngần ngại gọi về cho chúng tôi TEL: 0914 700 179 hoặc để lại thông tin theo form dưới đây: