Dấu hiệu của bệnh hen suyễn là gì?
Dấu hiệu của bệnh hen suyễn là gì? Hen suyễn có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi đọc bài viết dấu hiệu của bệnh hen suyễn dưới đây.
Hen phế quản là tên gọi khác của bệnh hen suyễn. Đây là một bệnh lý mãn tính về đường hô hấp, đặc trưng bởi những cơn hen cấp tính. Bệnh có thể tái phát nhiều lần, nhất là khi thời tiết thay đổi nhanh. Có thể gây tử vong nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn hiện nay, theo nhiều chuyên gia. Tác nhân gây bệnh là sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Nhiều yếu tố đã được chứng minh là làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn. Và xuất hiện các triệu chứng lên cơn hen suyễn. Hầu hết đều liên quan đến việc tăng khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Như khói thuốc, các chất gây dị ứng,…
Nếu không được điều trị bằng thuốc điều trị bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Gây mệt mỏi, giảm hoạt động xã hội và tăng cân, khó tập trung, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm,…
Hen suyễn cũng có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng bao gồm: Viêm phổi, sẩy thai, sinh non, thu hẹp vĩnh viễn các phế quản ở phổi, ung thư phổi, suy hô hấp.
Một số dấu hiệu của bệnh hen suyễn
Ở mỗi một người đều có các triệu chứng hen suyễn không giống nhau. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất đa dạng và có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phổi khác. Như giãn phế quản, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… Người bệnh có thể thỉnh thoảng lên cơn hen. Họ chỉ phát triển các triệu chứng vào những thời điểm nhất định hoặc khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Sau cơn hen người bệnh có thể trở lại trạng thái bình thường.
Lên cơn hen là một trong những triệu chứng hen suyễn điển hình của bệnh hen phế quản. Các cơn hen suyễn điển hình là: Khó thở kèm theo thở phát ra tiếng lạ, thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi. Một số triệu chứng của bệnh như hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, thở ra. Cơn nặng hơn cần ngồi chống tay, há miệng để thở, cơn ho có thể kịch phát hoặc ho dai dẳng phun ra chất nhầy dính trong.
Ngoài ra, bạn còn có thể cảm thấy tức ngực, khó thở và ho kéo dài vào ban đêm. Nếu như cơ thể có những dấu hiệu như vậy. Thì bạn cần phải đến gặp và khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu để tình trạng hen quá nặng có thể khó chữa trị hoặc dẫn đến tử vong. Cực kỳ nguy hiểm nên bạn đừng quá thờ ơ với căn bệnh này.
Chú ý sức khỏe khi bạn đã mắc hen suyễn
Hen phế quản là căn bệnh liên quan đến sự thay đổi của khí hậu và môi trường sống. Vì vậy, người mắc bệnh hen suyễn cần lưu ý giữ gìn sức khỏe. Nhất là trong thời điểm chuyển mùa, thời tiết chuyển lạnh dễ gây ra các bệnh truyền nhiễm. Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút, cảm cúm,… Gây co thắt phế quản và dẫn đến cơn hen suyễn cấp tính.
Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh hen phế quản. Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng một số loại thuốc như aspirin, kháng viêm không steroid để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm, phế cầu và COVID-19 hàng năm; Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được tư vấn chuẩn xác. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và có phác đồ điều trị dự phòng phù hợp.
Kết luận
Bệnh hen có thể được kiểm soát tốt với việc điều trị đúng cách và theo dõi chặt chẽ. Chỉ dùng thuốc cắt cơn khi cơn hen xuất hiện và sử dụng thuốc phòng ngừa thường xuyên. Ngay cả khi các triệu chứng hen suyễn đã khỏi. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.