Giải đáp bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Tìm hiểu về bệnh hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng bệnh nhân bị viêm đường hô hấp do phản ứng quá mức của niêm mạc đường thở với các tác nhân gây dị ứng. Bệnh tiến triển mạn tính và cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn.
Những người mắc bệnh hen suyễn thường gặp khó khăn trong việc hô hấp. Bởi vì tình trạng viêm mạn tính đường thở sẽ làm tăng độ nhạy của phế quản, cơ trơn phế quản sẽ thường xuyên bị co thắt liên tục. Từ đó gia tăng sự tiết dịch nhầy gây bít tắc đường thở.
Hen suyễn được phân loại thành 2 nhóm như sau:
- Hen nội sinh: cơn hen xuất hiện khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn. Do bệnh nhân tự bộc phát bệnh hen và không liên quan đến yếu tố di truyền hoặc bệnh lý nền nào khác;
- Hen ngoại sinh: là cơn hen xảy ra do bệnh nhân tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Thường gặp nhiều ở trẻ em, người trẻ tuổi, trong nhà có người thân cũng bị hen suyễn hoặc bản thân có tiền sử mắc bệnh dị ứng.
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Như đã đề cập, cho đến nay bệnh hen suyễn vẫn chưa có phương pháp giải quyết triệt để. Bệnh nhân hen suyễn phải duy trì dùng thuốc để kiểm soát bệnh. Và phòng ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Ở trẻ em mắc bệnh hen suyễn, khả năng đáp ứng thuốc và tiên lượng bệnh thường sẽ tốt hơn. Nhưng bất cứ khi nào cũng có thể tái phát. Nếu hệ miễn dịch suy giảm và tiếp xúc với các dị nguyên. Nguy hiểm nhất là khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích sẽ làm xuất hiện những cơn hen cấp tính.
Khi đó niêm mạc đường thở bị kích thích quá mức, gây sưng viêm, co thắt ống phế quản và tiết ra quá nhiều dịch nhầy làm thu hẹp đường thở. Từ đó bệnh nhân sẽ gặp phải triệu chứng thở gấp, thở khó, kèm theo các cơn đau tức ngực. Và bị gián đoạn quá trình cung cấp oxy cho cơ thể. Nặng hơn bệnh nhân còn có thể bị lịm đi, hôn mê bất tỉnh. Nếu không được can thiệp y tế thông đường thở, nguy cơ bệnh nhân tử vong là rất cao.
Như vậy có thể thấy hen suyễn là bệnh lý nguy hiểm, có tính chất mạn tính nhưng lại dễ xảy ra những cơn hen cấp tính. Do đó bệnh nhân nên chủ động tránh xa những tác nhân gây kích thích đường thở.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Để phòng tránh các cơn hen suyễn, người bệnh nên tránh xa các chất dễ gây kích thích như:
- Bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc, phấn hoa hay lông động vật,…;
- Không ăn uống những loại thức ăn đã từng khiến bạn dị ứng;
- Nghỉ ngơi hợp lý, nhất là khi cơ thể của bạn mệt mỏi, không nên làm việc gắng sức;
- Tránh những cảm xúc xúc động, hồi hộp quá mức;
- Chú ý che chắn cẩn thận để bảo vệ đường thở mỗi khi ra ngoài. Hoặc phải ở trong môi trường khói bụi, nhiều hóa chất.
- Hạn chế đi đến những nơi đông người, có hóa chất, khói thuốc độc hại;
- Giữ ấm đường thở khi mùa lạnh tới
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.
- Hạn chế hoặc không nên tiêu thụ những đồ ăn và loại thuốc có chứa sulphite
- Không uống rượu bia và đồ có cồn
- Luôn đem theo thuốc trị hen suyễn và sẵn sàng xử lý nếu xảy ra những cơn hen suyễn cấp tính, bất chợt
Lời kết
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh để giảm thiểu tần suất bệnh hen tái phát. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hen suyễn có nguy hiểm không hãy liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để hỗ trợ giải đáp.