Hen phế quản biểu hiện, nguyên nhân, điều trị
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn. Là bệnh viêm đường thở, hạn chế luồng khí ra vào phổi. Điều quan trọng là phải biết hen phế quản biểu hiện để phòng ngừa và điều trị đúng cách. Tất cả điều này sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.
Một số thông tin cần biết về hen phế quản
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản là tình trạng viêm ảnh hưởng đến đường thở. Làm hẹp các ống dẫn không khí và và ra phổi. Tình trạng này là một bệnh phổi mãn tính gây ra các đợt thở khò khè, thở gấp và ho. Khi những triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn được gọi là cơn hen bùng phát. Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bằng thuốc và các phương pháp chăm sóc tại nhà.
Nguyên nhân hen phế quản là gì?
Cơn hen suyễn khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Dị nguyên đường hô hấp: Bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá,… Và các chất công nghiệp như xăng dầu, sơn, bụi gỗ,…
- Dị ứng thực phẩm như hải sản, trứng gà, đậu phộng.
- Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc như aspirin và penicillin cũng có thể gây ra các cơn hen suyễn.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,… Là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen suyễn ở những người có cơ địa dị ứng.
- Di truyền.
- Yếu tố tâm lý: Lo lắng, căng thẳng kéo dài,…
Ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn. Việc tiếp xúc với các chất kích thích có thể dẫn đến khởi phát các cơn hen cấp tính.
Hen phế quản biểu hiện
Các triệu chứng thường gặp của bệnh hen phế quản là:
- Ho dai dẳng, đặc biệt nặng hơn vào sáng sớm và ban đêm
- Thở hổn hển
- Thở gấp, khó thở
- Đau tức ngực
- Khó ngủ do ho
Những triệu chứng trên có thể từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng hen suyễn có thể xảy ra hàng ngày hoặc đột ngột. Tuy nhiên, bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được liệt kê trên đây. Nếu bạn có bất kỳ các triệu chứng bất thường khác hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các yếu tố làm tăng cơn hen phế quản
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh hen suyễn. Sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và tiếp xúc với các yếu tố môi trường khiến tăng nguy cơ mắc bệnh hen cao hơn người khác. Hen phế quản có thể tăng cao bởi các nguyên nhân sau:
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh hen phế quản
- Dị ứng
- Những công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm
- Béo phì
- Hút thuốc lá
Các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
Chẩn đoán
Bệnh hen suyễn được chẩn đoán bằng cách làm các xét nghiệm, kiểm tra hơi thở. Để đo mức độ hoạt động của phổi. Bác sĩ sẽ kiểm tra các kết quả để chẩn đoán bệnh chính xác. Các xét nghiệm bao gồm:
- Máy đo hô hấp
- Xét nghiệm kích ứng phế quản
- Chụp X-quang ngực và điện tâm đồ
Điều trị
Hiện tại không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn. Nhưng dùng thuốc và thay đổi lối sống có thể kiểm soát các triệu chứng. Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Một số loại thuốc thường được sử dụng bằng đường uống là corticosteroid dạng hít.
- Ống hít: Ống hít có chứa corticosteroid dạng hít và chất chủ vận beta tác dụng dài giúp mở đường thở.
Phòng ngừa
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh hen phế quản.
- Tránh các tác nhân có thể gây hen phế quản như ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại…
- Uống thuốc đúng giờ và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Luôn đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào
- Giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh và ngăn không khí lạnh tấn công phế quản
- Môi trường sống trong lành
- Tập thể dục để cải thiện sức khỏe
- Bổ sung vitamin và khoáng chất tăng cường miễn dịch
Kết,
Tóm lại, hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường thở do các tác nhân khởi phát. Bệnh liên quan đến nền tảng bệnh nhân và di truyền. Kiểm soát hen đúng cách có thể giúp người bệnh giảm các cơn hen cấp và cải thiện chất lượng cuộc sống. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.