Hen phế quản là bệnh gì cách phòng ngừa bệnh hen
Hen phế quản là bệnh gì mà có nhiều người mắc phải căn bệnh này? Như bạn đã biết thì hiện nay căn bệnh hen phế quản càng ngày có nhiều người mắc phải. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn hiểu thêm về căn bệnh này.
Hen phế quản là bệnh gì? Bệnh có di truyền hay không?
Hen phế quản nói chung là một bệnh viêm mãn tính của đường thở. Khi đường thở bị viêm và gặp các tác nhân kích ứng (dị nguyên gây phản ứng dị ứng). Đường thở sẽ sưng lên và dễ co thắt dẫn đến co thắt phế quản, tăng tiết dịch và xuất hiện các triệu chứng. Như đau tức ngực, ho, thở khò khè và khó thở.
Những người mắc bệnh hen phế quản bị viêm đường hô hấp, thường bị sưng tấy, nhạy cảm và phản ứng thái quá với một số chất hít vào. Bệnh hen phế quẩn này cũng có thể do di truyền.
Với việc điều trị thích hợp và theo dõi chặt chẽ, bệnh hen suyễn dễ dàng được kiểm soát. Chỉ dùng thuốc giảm đau trong cơn hen suyễn, dùng thuốc dự phòng thường xuyên sau khi các triệu chứng thuyên giảm và tham khảo ý kiến bác sĩ theo kế hoạch.
Triệu chứng của bệnh hen phế quản
Bệnh hen suyễn thường đi kèm với các triệu chứng cảnh báo. Như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan và buồn ngủ. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là ho và khó thở. Thường hay xảy ra vào ban đêm và khi thời tiết thay đổi. Khó thở kéo dài từ 5 đến 15 phút mỗi ngày, thậm chí có thể kéo dài hàng giờ. Sau đó giảm dần và hết ho, đờm. Đờm trong, dính. Sau cơn hen, các triệu chứng biến mất hoặc có tiếng vo ve khi thở ra mà người bệnh hoặc người khác có thể nghe thấy.
Bệnh hen phế quản được cho là rất nguy hiểm và diễn biến nhanh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi bệnh nhân lên cơn hen phế quản, họ không thể hít đủ không khí để cung cấp oxy cho cơ thể. Nếu không có thuốc cắt cơn hen hoặc can thiệp cấp cứu kịp thời. Thì có thể dẫn đến suy hô hấp, hôn mê, bất tỉnh và thậm chí tử vong. Do đó, loại thuốc có tác dụng nhanh được bác sĩ khuyên dùng là albuterol (Ventolin HFA, ProAir HFA…).
Bình xịt aerosol có thể được sử dụng bởi trẻ em và những người gặp khó khăn khi sử dụng ống hít. Nếu tình trạng khó thở không giảm bớt, nên cho lại liều sau 20 phút.
Cách quản lý triệu chứng hen để cho tình trạng bệnh trở nên tốt hơn
Bệnh nhân hen phế quản thường có các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở. Cơn hen cấp tính thường hay xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Để phòng ngừa cơn hen, người bệnh và người nhà cần phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm cơn hen. Đồng thời, chúng ta phải kiên quyết uống đúng liều lượng theo lời khuyên của bác sĩ. Cần đảm bảo môi trường sống xung quanh người bệnh luôn trong lành. Hạn chế tối đa sự xâm nhập của các kháng nguyên dị ứng bất lợi.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa cơn hen
Việc phòng ngừa cơn hen xảy ra thường xuyên là điều bạn nên nghĩ đến đầu tiên khi muốn tình trạng trở nên tốt hơn.
Giữ cho không gian trong nhà được sạch sẽ
Đối với các bệnh về đường hô hấp, không khí trong lành có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Người bị hen suyễn cũng cần giữ cho không khí trong nhà luôn sạch sẽ. Nên mở cửa sổ khi không khí trong nhà ngột ngạt. Hoặc trong nhà có nhiều đồ bốc mùi khi đang nấu nướng. Nhưng không được mở cửa khi trời lạnh sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Mang khẩu trang khi đi ra ngoài
Khi không khí ô nhiễm từ các phương tiện và nhà máy lưu thông ngoài trời có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất là đeo khẩu trang mỗi khi phải ra ngoài. Khẩu trang không chỉ có thể ngăn bụi mà còn cả tia UV.
Giữ ấm cho cơ thể
Không khí lạnh là tác nhân chính gây ra các cơn hen cấp. Vì vậy nên hạn chế ra ngoài vào mùa lạnh. Để phòng tránh bệnh hen suyễn, cần giữ ấm cơ thể khi ra ngoài.
Tránh tiếp xúc với lông thú cưng
Đối với bệnh nhân hen phế quản, nên giữ khoảng cách an toàn với vật nuôi trong nhà (thú cưng, chó, mèo…) và tránh để lông thú cưng lọt vào đường hô hấp. Lông thú cưng, vẩy da hoặc tế bào da chết cũng là một số chất gây dị ứng phổ biến. Nó có thể khiến cho bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn.
Tránh xa khói thuốc lá
Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, khói thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến phổi của bệnh nhân. Hít phải khói thuốc lá làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh nhân hen suyễn.
Không nên ăn những thực phẩm gây dị ứng
Bệnh nhân nên được theo dõi và ghi lại những loại thực phẩm hoặc thuốc mà họ bị dị ứng và những loại thực phẩm mà họ không nên ăn.
Lời kết
Bệnh hen phế quản là gì và các biện pháp phòng bệnh đã được chúng tôi nêu rõ qua bài viết trên. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.