Hen phế quản ở trẻ: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị
Hen phế quản ở trẻ khiến đường thở gây tắc nghẽn tạm thời. Bệnh biểu hiện ở những cơn thở khò khè, ho, tức ngực và khó thở từ nhẹ đến nặng, thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm.
Hen phế quản ở trẻ là gì?
Hen phế quản ở trẻ là bệnh viêm đường thở, gây tắc nghẽn tạm thời đường thở. Bệnh biểu hiện ở những cơn thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho dai dẳng, đặc biệt triệu chứng có xu hướng nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và thường xuyên có triệu chứng tái đi tái lại.
Biểu hiện hen phế quản ở trẻ
Đặc điểm xuất hiện:
- Khò khè từng cơn do virus, thay đổi thời tiết, dị ứng theo mùa,…Các cơn khò khè trước 3 tuổi.
- Thở khò khè liên tục, ngắt quãng. Các triệu chứng thở khò khè xuất hiện như trước sau 6 tuổi.
Hen điển hình:
- Viêm đường hô hấp trên bắt đầu bằng sổ mũi.
- Các cơn hen phế quản như thở khò khè xảy ra vào nửa đêm hoặc sáng sớm kèm theo tiếng rít.
- Khám bệnh: Nghe phổi có nhiều ran nổ, ran ngáy.
Hen không điển hình:
Có viêm đường hô hấp trên, khò khè, khám phổi có tiếng ran.
Chẩn đoán
Công thức máu toàn bộ cho thấy tăng bạch cầu ái toan. Bội nhiễm gây tăng số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính.
Chụp X-quang ngực cho thấy tràn khí màng phổi.
Nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ
Virus: Nguyên nhân thường gặp nhất trong 85% các trường hợp hen cấp tính là do virus rhovirus, coronavirus, virus cúm, virus hợp bào hô hấp RSV.
Các nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ khác:
- Môi trường: Bụi, rệp, phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, khói thuốc lá, than củi,…
- Thức ăn như trứng, sữa bò, đậu nành, cá, tôm,…
- Các bệnh lý khác: Trào ngược dạ dày thực quản, sốt, mất nước,…
Yếu tố gia đình khiến trẻ bị hen phế quản: Ba mẹ có tiền sử hen phế quản hoặc dị ứng.
Điều trị hen phế quản ở trẻ
Hen nhẹ: Hít khí dung ventolin 0.05–0.15 mg/kg/lần lặp lại sau 30 phút hoặc dùng thuốc giãn phế quản salbutamol (Ventolin, Solmux Broncho,…), terbutaline sulfat (Bricanyl,…) làm thông mũi, thông đường thở (Sterimar, Sofmer,…).
Hen trung bình: Phối hợp thuốc giãn phế quản dạng hít Ventolin với corticosteroid khí dung như fluticasone propionate (Flixotide), budesonide (Pulmicort, Symbicort,…).
Cơn hen nặng: Khí dung và thở oxy. Dùng kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm.
Bệnh hen suyễn ác tính: Cần nhập viện khẩn cấp, thở oxy, máy phun sương hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản và corticosteroid. Bệnh nặng hơn có thể cần đặt nội khí quản và thở máy.
Cách phòng tránh hen phế quản ở trẻ
- Tuỳ thuộc vào nguyên nhân của bệnh hen phế quản.
- Nếu do virus: Cần cách ly trẻ hắt với các trẻ khỏe mạnh khác.
- Khi cần điều trị dự phòng hen suyễn do khí hậu, viêm mũi dị ứng hoặc tiền sử gia đình có ba mẹ mắc bệnh hoặc trẻ mắc bệnh chàm.
Điều trị dự phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em theo hướng dẫn của Chương trình Kiểm soát Hen suyễn Toàn cầu của GINA “Thuốc hít rất cần thiết trong việc kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ em ở mọi lứa tuổi.”
- Thuốc hít: Fluticasone propionate (Flixotide), salmeterol/fluticasone propionate (Seretide).
- Thuốc uống: Montelukast Na (Singulair, Montelukast,…)
Điều trị hen phế quản ở trẻ của Kisho Asma
KISHO ASMA là bài thuốc Đông y với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên rất an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao. Ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng kết hợp KISHO ASMA với thuốc Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau 2-5 tháng sử dụng KISHO ASMA, tần suất tái phát cơn hen sẽ giảm đi đáng kể và không còn tái phát nữa.
Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và mức độ của bệnh của trẻ bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Vì vậy, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể, phù hợp.
Kết,
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết và điều trị hen phế quản ở trẻ. Nếu nhận thấy con trẻ có những dấu hiệu trên nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Điều này giúp việc điều trị hiệu quả hơn và không ảnh hưởng sức khỏe của trẻ về sau.
Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.