Hen suyễn có chữa được không? Kế hoạch điều trị hen suyễn như thế nào?
Hen suyễn là tình trạng viêm mãn tính đường thở kéo dài ở mức độ từ nặng đến nhẹ. Khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây hen như khói bụi, hóa chất, thức ăn, thuốc, lông thú, phấn hoa,… thì tình trạng viêm tăng lên khiến đường thở bị chít hẹp gây khó thở, ho, thở khò khè, nặng ngực,… Để biết hen suyễn có chữa được không thì bạn theo dõi tiếp bài viết nhé.
Tổng quan về bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh hen suyễn có thể dễ dàng nhận biết bệnh dựa vào một số triệu chứng: Ho, khó thở, cảm giác nặng ngực, ho nhiều về đêm gây mất ngủ. Khi các phế quản tăng tiết dịch nhầy và co lại, bệnh nhân sẽ rất khó thở, thở ra có tiếng rít. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, khó thở có thể kéo dài từ 5-10 phút đến một giờ. Sau đó, tự biến mất kèm theo ho và đờm đặc quánh.
Bệnh hen phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, viêm phế quản phổi mãn tính, suy hô hấp và thậm chí tử vong.
Các yếu tố kích thích cơn hen suyễn
Bệnh hen suyễn thay đổi theo thời gian, từ nặng đến nhẹ hoặc hen cấp. Tiếp xúc với các chất kích thích hoặc tác nhân gây dị ứng có thể gây ra đợt cấp của bệnh hen suyễn. Các tác nhân gây hen khác nhau ở mỗi người bao gồm:
- Các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc, gián và mạt bụi,…
- Dị ứng thực phẩm như hải sản hoặc sữa.
- Không khí lạnh, cảm lạnh.
- Tập thể dục quá sức.
- Ô nhiễm không khí, chẳng hạn như khói thuốc.
- Do một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, aspirin, ibuprofen và naproxen gây ra
- Căng thẳng.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD ).
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Hen suyễn không thể điều trị dứt điểm
Điều trị hen không chữa khỏi bệnh hen suyễn hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và giảm lên cơn hen cấp.
Một số trường hợp bị hen suyễn có thể tự khỏi
Thường xảy ra ở bệnh hen suyễn ở trẻ em. Bệnh hen suyễn ở trẻ em thường tự khỏi và có tiên lượng tốt hơn so với bệnh hen suyễn ở người lớn.
- 1⁄2 trường hợp hen suyễn ở trẻ mất dần các triệu chứng khi trưởng thành.
- 1⁄4 trường hợp hen suyễn chỉ ở mức độ nhẹ – Mức độ 1 chỉ cần tránh các tác nhân gây hen suyễn để kiểm soát tốt.
- 1⁄4 trường hợp tiếp tục có các triệu chứng hen nặng ở tuổi trưởng thành.
- Từ 10 tuổi, khi kiểm soát bệnh tốt, các triệu chứng hen suyễn nhẹ dần. Tuy nhiên, có những người bị hen suyễn khi còn nhỏ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn trở lại cao hơn.
Kế hoạch điều trị hen suyễn như thế nào?
Kế hoạch điều trị hen suyễn thông thường là:
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Tái khám 2-3 lần/năm hoặc nhiều hơn để kiểm soát bệnh hen suyễn. Ngay cả khi triệu chứng được cải thiện.
- Tránh xa bất cứ thứ gì có thể gây ra cơn hen suyễn.
Điều trị hen suyễn: Mục tiêu của điều trị là cắt cơn hen cấp và ngăn chặn cơn hen khởi phát càng ít càng tốt. Người bệnh phải chú ý luôn giữ thuốc bên mình để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Khi bệnh hen suyễn được kiểm soát tốt, vẫn cần khám bác sĩ định kỳ để đánh giá và điều chỉnh lượng thuốc.
Thuốc điều trị hen suyễn dài hạn, thường được dùng hàng ngày, giúp giảm viêm đường thở gây ra các triệu chứng. Đây được coi là một bước quan trọng trong quản lý bệnh hen suyễn vì giúp kiểm soát khả năng lên cơn hen cấp tính. Thuốc điều trị hen suyễn dài hạn bao gồm:
- Corticosteroid dạng hít
- Thuốc điều chỉnh leukotriene
- Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài
- Thuốc hít kết hợp
- Theophylline
Thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng giảm nhanh các triệu chứng hen trong thời gian ngắn. Thuốc này cũng được dùng trước khi tập thể dục hoặc khi lên cơn hen. Một số thuốc phổ biến bao gồm:
- Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn.
- Ipratropium (Atrovent).
- Corticosteroid uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Tránh yếu tố gây hen suyễn
Cố gắng tránh các yếu tố kích phát như:
- Thay đổi thời tiết.
- Gắng sức.
- Khói thuốc lá.
- Khói bụi, ô nhiễm môi trường, phấn hoa, nấm mốc,…
- Hoá chất, nước hoa,..
- Thức ăn dị ứng.
- Tránh căng thẳng, lo lắng.
Kết,
Y học ngày càng tiến bộ, bệnh hen suyễn ngày nay đã được điều trị bằng các loại thuốc an toàn và hiệu quả. Vậy hen suyễn có chữa được không thì câu trả lời là có thể kiểm soát. Từ đó cuộc sống, học tập, làm việc trở lại bình thường. Điều quan khi kiểm soát bệnh hen là đi khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.