Hen suyễn có chữa khỏi được không? Làm gì để khắc phục cơn hen?
Hen suyễn là bệnh mãn tính, diễn tiến âm thầm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng lao động của người bệnh. Khi được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, mối quan tâm lớn nhất của bệnh nhân là liệu hen suyễn có chữa khỏi được không. Làm gì để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát?
Tổng quan về hen suyễn
Đối với một số người, hen suyễn có thể không ảnh hưởng nhiều. Nhưng đối với người khác, đó là một vấn đề lớn cản trở cuộc sống hàng ngày. Người bệnh hen dễ dàng nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu: Ho, khó thở, nặng ngực về đêm hoặc gần sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên người bệnh khó thở. Khi thở phát ra tiếng rít một cách khó khăn. Cơn khó thở có thể kéo dài từ 5-10 phút đến hàng giờ tùy theo mức độ nặng nhẹ. Sau đó, cơn ho biến mất và xuất hiện đờm đặc.
Hen suyễn có chữa khỏi được không?
Bệnh hen suyễn là một bệnh mãn tính và các cơn hen suyễn có thể tái phát liên tục. Nếu không được kiểm soát tốt cơn hen có thể nặng hơn và khó điều trị. Mặc dù bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát dễ dàng nếu người bệnh điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mục tiêu kiểm soát hen hiện nay gồm các mục tiêu chính: Không còn triệu chứng hen, không cần nhập viện, không cần cấp cứu, không dùng thuốc trừ khi cần thiết, lưu lượng đỉnh gần bình thường (khoảng 80%),…

Biến chứng hen suyễn nếu điều trị không đúng cách
Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Biến dạng lồng ngực: Lồng ngực tròn, xương ức nhô ra hoặc khung xương sườn nhô lên trên.
- Biến chứng trong điều trị thường do bệnh nhân lạm dụng một số loại thuốc.
- Biến chứng suy hô hấp mạn tính có thể dẫn đến suy tim.
- Biến chứng do khuyết tật về thể chất có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Ảnh hưởng đến giấc ngủ và quá trình sản xuất hormone tăng trưởng của trẻ.
Điều trị hen suyễn
Điều trị hen suyễn nhằm mục đích làm giảm cơn hen cấp và đưa cuộc sống về trạng thái bình thường. Người bệnh cần lưu ý luôn mang theo thuốc bên để phòng trường hợp hen cấp. Nếu bệnh hen suyễn được kiểm soát tốt, bạn vẫn cần đến bác sĩ để khám định kỳ 6 tháng đến 1 năm.
- Uống thuốc điều trị hen theo đơn của bác sĩ.
- Thăm khám theo lịch hẹn 2-3 lần một năm, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe và không có vấn đề về hô hấp.
- Tránh xa nguyên nhân gây kích hoạt cơn hen suyễn.

Làm gì để kiểm soát bệnh hen suyễn?
Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của bệnh hen suyễn, người bệnh cần thực hiện tốt các điều sau:
Tránh các nguyên nhân gây ra cơn hen
Một số yếu tố ngoài môi trường làm cơn hen của bạn khởi phát như phấn hoa, bụi, lông thú cưng,… Xác định yếu tố gây hen và giảm thiểu tiếp xúc. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Sử dụng máy điều hòa không khí.
- Hút bụi hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn.
- Nuôi thú cưng trong không gian riêng.
- Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa thì không nên cắm hoa trong nhà.
- Gián cũng có thể gây ra cơn hen suyễn, vì vậy hãy giữ nhà cửa sạch sẽ.
- Bảo vệ hô hấp khi ra ngoài.
Chế độ dinh dưỡng an toàn
Có lẽ bạn đã biết thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ lên cơn hen. Do đó một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đóng vai trò quan trọng giúp bạn thoát khỏi điều này. Không những vậy, những thực phẩm bạn ăn hàng ngày cũng có thể làm thuyên giảm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn như:
- Ăn quá nhiều muối khiến cơ thể giữ nước, gây phù nề, từ đó làm hẹp đường thở.
- Nếu bạn thường xuyên ăn dưa chuột, đồ ăn nhanh,… thì sẽ càng cảm thấy khó thở do nhóm thực phẩm này có chứa sulphites, một chất làm tăng kích thích phổi.
Luyện tập phù hợp
Các triệu chứng hen suyễn có thể làm bạn tăng cơn hen. Tuy nhiên nếu biết cách lựa chọn bài tập phù hợp thì việc tập luyện hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của phổi mà còn cải thiện khả năng hấp thụ oxy và hô hấp. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả.
Các triệu chứng hen suyễn có thể xảy ra trong và sau khi tập thể dục. Do đó bạn phải thảo luận với bác sĩ của bạn để tìm ra giải pháp khắc phục. Uống thuốc điều trị hen suyễn trước khi tập thể dục và chuẩn bị thuốc cắt cơn khi luyện tập.

Kết,
Với sự tiến bộ của y học, bệnh hen suyễn có thể được kiểm soát tối đa nhất. Nghĩa là người bệnh có thể trở lại cuộc sống, học tập, làm việc bình thường. Quan trọng nhất là bệnh nhân luôn theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.