Hen suyễn lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?
Hen suyễn là tình trạng các phế quản bị viêm và co thắt đến mức người bệnh cảm thấy khó thở, thở khò khè. Các cơn hen thường xuất hiện về đêm hoặc sáng sớm. Vậy hen suyễn lây qua đường nào?
Hen suyễn có nguy hiểm không?
Hen suyễn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người thắc mắc bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn là một bệnh hô hấp mãn tính có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong bệnh hen suyễn, đường dẫn khí bị viêm mãn tính và phản ứng thái quá. Viêm, sưng, tiết nhầy, hẹp đường thở khi gặp phải tác nhân kích thích làm cản trở luồng không khí vào phổi. Gây thiếu oxy và khó thở cho bệnh nhân.
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh hen cần can thiệp y tế khẩn cấp và nhập viện để điều trị. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, bất tỉnh và thậm chí tử vong. Câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?” là CÓ.
Hen suyễn lây qua đường nào?
Bệnh hen suyễn có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, nhiều người lo lắng về việc lây bệnh hen suyễn cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, thực tế bệnh hen suyễn do virus và vi khuẩn gây ra nên không lây nhiễm. Do đó bạn không cần lo lắng sẽ lây bệnh cho gia đình.
Tác hại của bệnh hen suyễn
Khi bệnh hen suyễn không được kiểm soát hiệu quả, dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại của bệnh hen suyễn:
- Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Dấu hiệu hen suyễn phổ biến là ho dai dẳng về đêm dẫn đến mất ngủ. Điều này ảnh hưởng tinh thần sáng hôm sau. Các triệu chứng hen suyễn khác cũng cản trở công việc và các hoạt động hàng ngày khác. Bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
- Bệnh có khả năng gây tử vong và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù tỷ lệ này thấp nhưng người bệnh không nên chủ quan. Những biến chứng nguy hiểm tính mạng như: Suy tim, ngừng hô hấp, khí phế thũng, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…
- Hen suyễn đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Khi mắc bệnh hen suyễn, thai phụ dễ bị tiền sản giật, sinh non, xuất huyết âm đạo,… Ngoài ra em bé sinh ra cũng nhẹ cân hoặc mắc bệnh hen sơ sinh.
Giải đáp một số thắc mắc về bệnh hen suyễn
Hen suyễn có chữa được không?
Bệnh hen suyễn vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Để cải thiện chất lượng cuộc sống bạn cần kiểm soát cơn hen hàng ngày. Tuân thủ điều trị và đánh giá tình trạng bệnh thường xuyên. Bệnh nhân cần biết khi nào cơn hen sắp đến, tránh các tác nhân gây hen, sử dụng thuốc đúng cách. Trong nhiều trường hợp lên cơn hen, bệnh nhân phải dùng thuốc cắt cơn nhanh chóng. Chẳng hạn như thuốc xịt họng albuterol và khí dung. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân sử dụng một thiết bị hỗ trợ thuốc khác nhau. Các dụng cụ hỗ trợ như ống hít, ống hít định liều.
Khi mang thai có điều trị hen suyễn được không?
Việc quản lý bệnh hen suyễn khi mang thai là rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị hen suyễn ở phụ nữ mang thai trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt cách dùng và chỉ định của bác sĩ.
Hen suyễn gắng sức nguy hiểm như thế nào?
Bệnh hen suyễn do gắng sức thường xảy ra ở 70-80% người mắc bệnh hen suyễn. Hen suyễn do gắng sức thường xảy ra khoảng 5 đến 15 phút sau khi hoạt động mạnh. Đôi khi nó xảy ra sau khoảng vài giờ. Kiểm soát hen suyễn gắng sức tốt thì kiểm soát hen suyễn nói chung tốt.
Các triệu chứng khác nhau tùy theo mức độ hoạt động và thể chất của từng bệnh nhân. Trường hợp xấu nhất là các động hàng ngày cũng có thể gây cơn hen. Không phải tất cả trường hợp bị ho, thở khò khè đều do hen suyễn gắng sức. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc các vấn đề về hô hấp khác. Để phân biệt giữa những trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu người khám đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi gắng sức. Hen suyễn do gắng sức thì lưu lượng đỉnh giảm trên 20% trong vòng 20 phút sau khi ngừng vận động nặng.
Kết,
Tóm lại, hen suyễn lây qua đường nào. Thì câu trả lời là hen suyễn không lây nhiễm. Bệnh không có cách chữa trị dứt điểm. Vì vậy kiểm soát và giảm tần suất lên cơn hen là cách tốt nhất để người mắc bệnh hen suyễn cải thiện chất lượng cuộc sống. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.