Hen suyễn ở trẻ 2 tuổi
Theo báo cáo mới nhất thì tình trạng trẻ nhỏ bị mắc hen càng ngày càng tăng. Điều này hết sức là nguy hiểm nếu cha mẹ không để ý tới trẻ. Hen suyễn ở trẻ 2 tuổi có nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác các trẻ trưởng thành. Vì vậy, bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các triệu chứng và nguyên nhân nhé.
Hen suyễn ở trẻ
Hen suyễn là căn bệnh viêm phổi và đường hô hấp mãn tính. Hen suyễn ở trẻ em làm cho các đường hô hấp bị sưng tấy, gây khó khăn cho trẻ khi thở. Hen suyễn là một căn bệnh hô hấp khá phổ biến vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên tìm đến sự tư vấn của các bác sỹ để có thể kịp thời ngăn chặn và điều trị sự tấn công của hen suyễn đối với con em mình.
Thật không may là bệnh hen suyễn ở trẻ em không thể chữa khỏi và các triệu chứng có thể tiếp diễn đến tuổi trưởng thành. Nhưng với phương pháp điều trị đúng đắn có thể kiểm soát được các triệu chứng tiến triển nặng và ngăn ngừa thiệt hại cho phổi đang trong giai đoạn phát triển.
Nguyên nhân gây ra hen suyễn ở trẻ 3 tuổi Kisho
Hiện nay, vẫn chưa thể hiểu được đầy đủ các nguyên nhân gây bệnh suyễn ở trẻ em do hệ thống miễn dịch của trẻ quá nhạy cảm.
Điển hình là các nguyên nhân như:
- Di truyền
- Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát ở trẻ nhỏ
- Môi trường sống ô nhiễm, nhất là khói thuốc lá
- Nhiễm virus
- Thời tiết thay đổi hoặc không khí lạnh
- Dị ứng với ve bụi (mạt nhà), vật nuôi, lông thú, phấn hoa hoặc mốc
- Hoạt động thể chất
- Đôi khi, các triệu chứng hen suyễn xuất hiện nhưng không rõ nguyên nhân.
Bệnh suyễn ở trẻ em còn do các yếu tố khác tác động như:
- Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá
- Dị ứng: bao gồm cả phản ứng da, dị ứng thực phẩm hoặc viêm mũi dị ứng
- Cân nặng lúc sinh thấp
- Tiền sử gia đình có người bị: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, phát ban hoặc chàm da
- Sống trong một khu vực đô thị ô nhiễm không khí
- Béo phì
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi mạn tính (viêm mũi)
- Viêm xoang (viêm xoang)
- Trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng của bệnh suyễn ở trẻ em
Triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em phổ biến nhất
- Ho thường xuyên và liên tục
- Trẻ thở ra nghe có tiếng rít và khò khè
- Khó thở
- Tắc nghẽn hoặc tức ngực
- Trẻ lớn bị đau ngực
- Triệu chứng khác của bệnh suyễn ở trẻ em
- Trẻ bị ho, khò khè sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh hoặc cúm
- Viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần
- Khó thở, hạn chế các hoạt động như chơi đùa, tập thể dục
Phòng bệnh hen suyễn
Có thể dự phòng để hạn chế các cơn hen suyễn bằng cách thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nâng cao thể lực để tăng sức đề khángcho trẻ. Tránh cho trẻ ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như: Tôm, cua, nhộng ong, nhộng tằm…
- Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với bụi, phấn hoa, vật nuôi như chó, mèo…
- Tránh để trẻ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùa đông cần cho trẻ mặc ấm, quàng khăn, tránh các luồng gió lạnh …
Khi trẻ có biểu hiện khó thở cần đưa ngay đến bệnh viện ddeeer khám và điều trị, không nên cố để điều trị tại nhà khiến cơn khó thở nặng hơn và kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Kết luận
Theo các chuyên gia, trẻ em nên đi khám và được điều trị bằng tất cả các loại thuốc điều trị hen suyễn, đồng thời phải đảm bảo trẻ đang sử dụng thuốc đúng cách. Nếu thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc để kiểm soát bệnh tốt hơn. Đặc biệt, trẻ em bị hen suyễn được kiểm soát kém cũng nên được ưu tiên trong tiêm phòng COVID-19. Tại Mỹ, vaccine COVID-19 đã được phép sử dụng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.
Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.