Hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh và cách phòng tránh
Hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh đối với những trẻ có tiền sử mắc bệnh chính là nổi lo của phụ huynh. Vì thời tiết vào đông trẻ dễ lên nhiều cơn hen hơn bình thường. Vì vậy phụ huynh cần phải chuẩn bị những kiến thức thiết yếu để phòng tránh cho trẻ những tác hại không mong muốn vào mùa lạnh nhé.
Hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh
Hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh dễ xuất hiện đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Vì lúc này khí hậu và độ ẩm trong không khí thay đổi đột ngột. Làm cơ thể không thích ứng kịp nhất là trẻ nhỏ. Vào mùa lạnh độ ẩm tăng cao sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh qua đường hô hấp phát triển mạnh. Dẫn đến các bệnh dịch liên quan đến hệ hô hấp. Nhất là với các trẻ có tiền sử hay đang mắc bệnh hen suyễn có sức đề kháng kém. Vào mùa này nếu không kỹ lưỡng, bệnh của con có thể trở nặng.
Những yếu tố gây bệnh hen suyễn ở trẻ
Thay đổi thời tiết
Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất, mỗi khi trái gió trở trời. Thời tiết bất đầu chuyển lạnh trẻ em sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn so với các mùa khác trong năm. Bởi, vào mùa đông gió mùa đông bắc làm nhiệt độ môi trường giảm mạnh. Không khí ẩm ướt cộng với trang bị giữ ấm không kỹ làm con cảm lạnh dễ hen suyễn. Đồng thời, khi vào mùa lạnh nếu con từng bị suyễn sẽ có khả năng cao con bị tái phát trở lại.
Giai đoạn từ mùa thu sang mùa đông, được gọi là “thời điểm cao điểm” để dịch suyễn tấn công trẻ nhỏ. Vì đây là thời gian con bắt đầu tựu trường. Cũng đồng nghĩa với mùa vi khuẩn phát triển đỉnh điểm. Việc này tiếp xúc với nhiều học sinh bị nhiễm vi khuẩn cũng làm con dễ bị lây nhiễm vi khuẩn.
Dị ứng
Có thể bố mẹ chưa biết dị ứng và hen suyễn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có đến 60% bệnh nhân bị hen suyễn do dị ứng và sốt tạo ra. Do đó, khi trẻ tiếp xúc với các chất có khả năng gây dị ứng như bọ mạt, phấn hoa, hóa chất, nấm mốc,…Hoặc các loại thực phẩm kích thích cơn hen như tôm, ốc, bò, gà…Cũng dễ gây bệnh suyễn và tạo ra những cơn hen dai dẳng.
Lông vật nuôi
Khi con trẻ chơi với thú cưng (chó, mèo), lông nó sẽ vô tình làm khởi phát cơn hen. Đồng thời, trong lông vật nuôi cũng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây nguy cơ hen suyễn ở bé.
Bụi bẩn và khói
Môi trường ô nhiễm do khói bụi từ xe lưu thông trên đường, khói đốt rơm rạ, lò củi, bếp than đá, rác thải, đặc biệt là khói thuốc lá,…Được xếp vào hàng những thủ phạm nguy hiểm tạo nên những mầm móng gây hen suyễn.
Vận động mạnh
Khi trẻ chơi các hoạt động quá sức như đùa nghịch, chạy nhảy, rượt đuổi, leo cầu thang. Hoặc khóc quá nhiều sẽ tạo ra những cơn thở dốc, ho liên tục. Ngay lúc đó, theo phản ứng tự nhiên trẻ sẽ dùng miệng để hít được nhiều oxy. Vô tình không khí lạnh tràn vào đường thở phản ứng ngược lại qua việc co thắt các cơ phế quản làm hẹp đường thở, gây nên hen suyễn.
Vi sinh vật (vi khuẩn, vi-rút)
Vi khuẩn gây bệnh sinh sôi trong môi trường thuận lợi. Sẽ là mối đe dọa hen suyễn nguy hiểm đối với trẻ con từ 1 – 12 tuổi có hệ miễn dịch kém.
Yếu tố di truyền
Khi người thân trong gia đình bị bệnh hen suyễn thì tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ sẽ cao hơn so với trẻ bình thường.
Mắc các bệnh khác
Một số bệnh như viêm VA, viêm mũi họng, viêm phế quản nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Dễ dẫn đến biến chứng làm trẻ có khả năng bị bệnh hen suyễn rất cao
Phòng ngừa hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh
Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những tác nhân hình thành bệnh hen suyễn ở trẻ. Do đó, khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh trẻ cần được mặc quần áo ấm. Mẹ luôn phải nhớ chuẩn bị khăn choàng quấn giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài. Đồng thời, nên tắm cho con bằng nước ấm trong lúc các cơn hen “ngủ yên”. Nên tắm cho trẻ trong không gian kín, không có gió lùa vào, tắm nhanh, dùng khăn lao khô người và mặc quần áo cho trẻ ngay.
Bên cạnh đó, khi tắm cho trẻ mẹ nên chuẩn bị quần áo, điều hòa ấm, lò sưởi tránh để cho cơ thể trẻ bị lạnh đột ngột. Sẽ rất dễ gây ra cảm lạnh tạo ra nguy cơ tái phát cơn hen với trẻ.
Luôn theo sát trẻ, tuyệt đối không để trẻ ra ngoài trời lạnh chơi đùa, nghịch nước làm ướt người cũng sẽ rất nguy hiểm.
Nên tạo điều kiện môi trường sống tốt nhất, có không khí trong lành, nhiệt độ ấm áp nếu trẻ có tiền sử hen suyễn.