Lên cơn hen về đêm: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Lên cơn hen về đêm là tình trạng nguy hiểm nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy, bệnh nhân và người chăm sóc cần trang bị tốt những kiến thức để phòng ngừa và hạn chế tình trạng tái phát cơn hen về đêm. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của KISHO ASMA nhé.
Triệu chứng điển hình của hen phế quản
Hen phế quản có ba hiện tượng bệnh lý cơ bản là viêm, co thắt và gia tăng tính phản ứng của phế quản. Từ đó gây ra 4 triệu chứng thường thấy nhất:
– Khò khè, tiếng rít thường nghe được khi thở ra.
– Ho nhiều, có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở nước ta, một số người bệnh bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.
– Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.
– Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người. Chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm. Có nhiều trường hợp người bệnh mắc hen phế quản với ít triệu chứng điển hình nên thường bị bỏ qua khi chẩn đoán. Dẫn tới chậm điều trị, bệnh tiến triển nặng, khó kiểm soát.
Ho về đêm có phải hen phế quản?
Chẩn đoán hen phế quản khi người bệnh đang lên cơn hen thường dễ dàng hơn. Cần nghi ngờ mắc hen phế quản khi người bệnh bị ho tái đi tái lại nhiều lần. Hay thở khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát.
Triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt và thường bị bỏ sót. Thật vậy, có khi mắc bệnh hen, đặc biệt ở trẻ em chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày lại hoàn toàn bình thường. Một số nhà chuyên môn thường gọi đây là “hen dạng ho”
Tuy nhiên, việc cảnh giác chẩn đoán hen phế quản là cần thiết nhưng cần lưu ý rằng chẩn đoán hen phế quản là chẩn đoán loại trừ. Sau khi loại trừ được tất cả các chẩn đoán khác giống hen suyễn thì mới được quyền chẩn đoán hen.

Để chẩn đoán chính xác hen cần dựa vào tổng hợp các yếu tố:
- Bệnh sử – tiền căn bản thân – gia đình phù hợp.
- Chứng cứ tắc nghẽn đường thở có phục hồi và thay đổi theo thời gian.
- Loại trừ các chẩn đoán phân biệt giống hen.
Lên cơn hen về đêm có nguy hiểm không?
Các bệnh nhân hen suyễn còn có xu hướng trải qua những triệu chứng nặng hơn vào ban đêm. Triệu chứng thường gặp nhất là ho, khò khè.
Các chuyên gia nhận định, điều này có thể liên quan đến nhịp sinh học của cơ thể (trong chu kỳ 24 giờ đồng hồ). Hàm lượng các hoóc môn thay đổi vào ban đêm, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Cụ thể là, sau nửa đêm, tỉ lệ hô hấp xuống đến mức thấp nhất. Dẫn đến việc vận chuyển oxy vào máu và thải loại cácbon đioxit ra khỏi cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trong phòng ngủ có các yếu tố kích thích bệnh hen phế quản. Việc thông gió trong phòng ngủ cũng thường kém và bào tử nấm mốc sẽ sinh sôi nảy nở.

Tư thế nằm ngang cũng có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Chẳng hạn như, ho khi nằm có thể do áp lực với cơ hoành (cơ phân chia vùng ngực với vùng bụng). Đặc biệt nếu ai đó bị béo phì, trào ngược dạ dày hoặc bị chảy nước mũi, khiến dịch nhầy từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng.
Lời kết
Đọc đến dây chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng lên cơn hen về đêm rồi phải không nào. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ nhé.