Mối liên hệ giữa hen suyễn và viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một bệnh không thể xem nhẹ vì nó có thể dẫn đến hen suyễn và mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bị viêm mũi cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Môi liên hệ giữa hen suyễn và viêm mũi dị ứng là như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây.
Xem thêm: Phân biệt hen suyễn và viêm phế quản
Hen suyễn và viêm mũi dị ứng là gì?
Hen suyễn là một bệnh lý ở hệ hô hấp. Trong đó, đường phế quản bị thu hẹp lại do phản ứng với tác nhân gây dị ứng. Như bụi, thú nuôi trong nhà, nấm mốc, phấn hoa, khói, mùi, bụi nước,… Một số thuốc chữa bệnh hay các kích thích về cảm xúc. Đường hô hấp bị thu hẹp sẽ tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho. Tình trạng cấp tính trầm trọng của suyễn được gọi là lên cơn hen. Dấu hiệu của cơn hen là thở dồn dập và khò khè. Ho từng cơn tạo ra đờm trong; có dấu hiệu thắt ngực, thở khó khăn, thở ra nhiều; nhịp tim nhanh. Tiếng từ trong cuống phổi khiến người bệnh xanh xao vì thiếu ôxy và có thể bị đau ngực hay mất tri giác. Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm lớp lót trong mũi và hầu họng. Tình trạng viêm làm cho lớp lót này trở nên nhạy cảm bất thường. Và có thể bị kích ứng bởi không khí lạnh, khói, mùi khó chịu, ăn thực phẩm có nhiều kích thích (tiêu, ớt,…) và khói thuốc lá. Biểu hiện có thể là ngứa, đau họng, nghẹt mũi hay chảy nước mũi.
Ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng lên hen suyễn
Viêm mũi dị ứng và hen suyễn có một vấn đề chung là dị ứng. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch của người bệnh phản ứng lại các chất gây dị ứng. Mũi và phế quản cùng thuộc hệ hô hấp. Vì thế, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thống kê ở Úc thấy rằng, đa số những người bị hen suyễn có bị viêm mũi dị ứng (lên đến 80%). Lưu ý rằng, triệu chứng của hen suyễn có thể che đậy triệu chứng viêm mũi dị ứng. Vì thế nếu bạn bị hen suyễn, nên kiểm tra xem mình có bị viêm mũi dị ứng hay không. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường gặp là: đau họng thường xuyên, chảy nước mũi, ngứa mũi, khàn giọng, nghẹt mũi thường xuyên mà không có các triệu chứng khác. Thường phải thở bằng miệng (đặc biệt lúc ngủ) và hay gặp ở trẻ em. Ngủ thường hay ngáy, mũi mất cảm giác về mùi, thường hay bị rối loạn giấc ngủ…
Viêm mũi dị ứng có thể làm cho việc kiểm soát hen suyễn trở nên khó khăn hơn. Điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng có thể làm giảm cơn hen suyễn và giúp cho phổi làm việc tốt hơn. Viêm mũi dị ứng đặc biệt là khi bị nghẹt mũi rất dễ làm mất ngủ. Và mất ngủ lại gây ra rất nhiều hệ lụy, trong đó dễ bị lên cơn hen. Do cơn hen thường hay tái phát vào ban đêm.
Mối liên hệ giữa hen suyễn và viêm mũi dị ứng
Nhiều người xem thường viêm mũi dị ứng. Nhưng đó là một trong những yếu tố khởi phát và nguy cơ của bệnh hen. Theo tổ chức Y tế thế giới, hen suyễn là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới và tần suất đang gia tăng đáng sợ.
Theo nghiên cứu có hơn 80% bệnh nhân hen bị viêm mũi dị ứng, 10 – 40% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị hen. Ở Việt Nam thì 35,5% bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đồng thời bị hen. Viêm mũi dị ứng trên bệnh nhân hen sẽ làm gia tăng các triệu chứng của bệnh hen. Tăng số lần phải dùng thuốc cắt cơn hen, tăng nguy cơ phải nhập viện, khám bệnh đột xuất, làm cho bệnh hen khó điều trị. Điều này cho thấy viêm mũi dị ứng là một yếu tố khởi phát và nguy cơ của hen suyễn.
Tuy viêm mũi là bệnh lý thuộc về chuyên khoa tai mũi họng. Hen suyễn thuộc chuyên khoa hô hấp nhưng lại có liên quan vì chung một đường thở. Khi bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đồng thời bị hen thì việc điều trị hiệu quả chứng bệnh này. Có thể làm cho chứng bệnh kia tiến triển tốt hơn lên. Viêm mũi dị ứng lâu ngày nếu không được chữa trị có nguy cơ cao dẫn đến hen suyễn. Do đó, khi bị viêm mũi di ứng người bệnh cần điều trị để tránh nguy cơ hen suyễn sau này.