Bệnh hen phế quản có di truyền không?
Hen phế quản là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt ở những bệnh nhân hen phế quản mong muốn có con thì câu hỏi “Bệnh hen phế quản có di truyền không?” là mối quan tâm đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý phương pháp giúp cha mẹ phòng và hạn chế hen suyễn ở trẻ.
Hen phế quản có nguy hiểm không?
Hen phế quản là một trong những bệnh không lây nhiễm thông qua tiếp xúc bên ngoài. Nhiều người thắc mắc bệnh hen phế quản có nguy hiểm không? Hen phế quản có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh nếu không được phát hiên và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bệnh hen, đường thở bị viêm mãn tính và phản ứng thái quá với các tác nhân kích thích. Đường dẫn khí càng viêm, sưng tấy, tiết dịch nhầy và chít hẹp khi gặp tác nhân kích thích. Gây thiếu oxy và suy hô hấp cho bệnh nhân.
Khi các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần can thiệp y tế khẩn cấp hoặc nhập viện để điều trị. Một số trường hợp nặng, có thể bị hôn mê, ngừng hô hấp, thậm chí tử vong. Nếu không được cấp cứu kịp thời hoặc dùng thuốc. Do đó, bệnh hen phế quản có nguy hiểm không? thì câu trả lời là CÓ.
Tác hại của bệnh hen phế quản
Nếu không được kiểm soát hiệu quả, hen phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số tác hại của bệnh hen:
- Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Bệnh hen phế quản với đặc điểm phổ biến là ho dai dẳng về đêm dẫn đến mất ngủ. Các triệu chứng hen cản trở công việc và các hoạt động hàng ngày. Gây căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm và nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.
- Bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả tiêu cực như giảm phát triển thể chất và tinh thần.
- Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có khả năng gây tử vong. Do đó người bệnh không nên chủ quan. Bệnh hen suyễn có thể gây ra các biến chứng như: Tâm phế mạn, ngừng thở, khí phế thũng,… hoặc thậm chí ngừng thở, tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…
- Bệnh hen suyễn đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai mắc bệnh hen phế quản có thể đối mặt với các biến chứng như sinh non, trẻ nhẹ cân, sản giật, xuất huyết âm đạo,…
Bệnh hen phế quản có lây không?
Bệnh hen phế quản không lây vì bệnh này thực chất không phải do virus hay vi khuẩn gây ra. Bệnh hen phế quản thuộc nhóm bệnh hô hấp mãn tính vô trùng. Do đó những tiếp xúc như nắm tay, chia sẻ bữa ăn, hoặc hít thở, không làm lây lan bệnh.
Bệnh hen phế quản có di truyền không?
Bệnh hen phế quản có yếu tố di truyền. Nếu ba hoặc mẹ mắc bệnh, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn khoảng 30-35%. Nếu cả ba và mẹ đều bị thì tỷ lệ lên tới 50-70%. Nếu không có ai trong gia đình mắc bệnh hen phế quản thì khả năng trẻ mắc bệnh chỉ là 10-15%. Do đó, bệnh hen suyễn là bệnh có thể di truyền từ ba mẹ.
Cách giảm thiểu mắc hen phế quản
Bệnh hen suyễn là do sự tương tác giữa gen và môi trường. Vì vậy, cần xem xét các yếu tố sau để giảm nguy cơ mắc bệnh hen phế quản. Đối với trẻ sơ sinh:
- Tránh tiếp xúc với môi trường có khói thuốc khi mang thai và những năm đầu đời.
- Khuyến khích sinh thường.
- Nên cho con bú sữa mẹ vì lợi ích sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng acetaminophen và kháng sinh phổ rộng trong những năm đầu đời.
- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm chứng thở khò khè khi sinh.
- Uống bổ sung vitamin D qua thực phẩm hoặc ánh nắng mặt trời hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Kết,
Hy vọng qua bài viết này, người bệnh đã giải đáp được thắc mắc bệnh hen phế quản có di truyền không. Và có những thông tin hữu ích về bệnh hen suyễn. Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng ngừa hiệu quả bệnh hen suyễn.
Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.