Bệnh suyễn người cao tuổi liệu có nguy hiểm hơn?
Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính, không phân biệt lứa tuổi, nhiều người bắt đầu mắc bệnh hen suyễn từ khi còn rất nhỏ. Bệnh giảm dần khi trẻ lớn lên, nhưng có thể tái phát khi về già. Đôi khi người ta cũng có thể mắc bệnh hen suyễn lần đầu tiên khi đã lớn tuổi. Do đó, không có gì đảm bảo rằng nếu bạn mắc bệnh hen suyễn khi còn trẻ thì bệnh sẽ không tái phát khi về già. Vậy liệu bệnh suyễn người cao tuổi liệu có nguy hiểm hơn?
Một số điểm cần đặc biệt bệnh suyễn người cao tuổi
- Nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cảm lạnh, kháng nguyên, bụi, khói. Đây là những tác nhân phổ biến. Do đó, người lớn tuổi nên tiêm vắc – xin cúm hàng năm và vắc-xin viêm phổi 5 năm một lần. Trầm cảm và lo lắng là tác nhân phổ biến ở người lớn tuổi.
- Một số loại thuốc thường dùng có thể làm khởi phát cơn hen hoặc làm các triệu chứng hen trầm trọng hơn như aspirin. Thuốc beta hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa thuốc chẹn beta điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh tim
- Chẩn đoán sai hoặc bỏ sót chẩn đoán: Hen suyễn là một bệnh phổ biến ở bệnh nhân lớn tuổi.
Tuy nhiên, căn bệnh này thường bị bỏ qua vì ở người lớn tuổi. Bác sĩ đôi khi khó phân biệt được đó thực sự là bệnh hen suyễn hay một chứng rối loạn tim hoặc phổi khác. Những người hút thuốc thường bị viêm phế quản. Và khí phế thũng cũng có các triệu chứng giống như bệnh hen suyễn. Bệnh tim cũng có thể gây ra các triệu chứng về hô hấp.
Triệu chứng bệnh suyễn ở người cao tuổi
Các triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn như ho, thở khò khè, khó thở và tức ngực. Chúng thường có thể bị hiểu nhầm là các bệnh thông thường khác của tuổi già. Người lớn tuổi cũng ít để ý đến các triệu chứng hen suyễn. Họ cho rằng đó chỉ là triệu chứng thông thường của tuổi già và bỏ qua. Do tuổi già, đầu óc không minh mẫn. Và việc mô tả triệu chứng không chính xác cũng sẽ khiến bác sĩ chẩn đoán sai.
Các tình trạng có thể bị nhầm với bệnh hen suyễn bao gồm: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng, viêm mũi, viêm xoang, lao, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tim (suy tim sung huyết).
Điều trị bệnh hen suyễn người cao tuổi
Nhìn chung cũng hiệu quả như ở người trẻ tuổi, tuy nhiên trong nhiều trường hợp điều trị rất khó khăn và phức tạp vì một số nguyên nhân sau:
- Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh: tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch… Vì vậy hàng ngày vẫn phải sử dụng nhiều loại thuốc đều đặn. Đôi khi sự tương tác giữa các loại thuốc sẽ làm giảm hiệu quả và tác động.
- Người bệnh có thể quên uống thuốc hoặc ngừng uống khiến cơn hen tái phát ngay cả khi đã được kiểm soát.
- Người bệnh không nhận biết được các triệu chứng ban đầu. Từ đó khiến của bệnh không điều trị kịp thời.
- Người lớn tuổi có thể khó từ bỏ những thói quen gây ra cơn hen suyễn. Chẳng hạn như hút thuốc hoặc ăn những món ăn yêu thích.
- Do đặc điểm cơ thể người già liều lượng thuốc thường không đủ nên hiệu quả điều trị thấp và chậm. Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn những người trẻ tuổi. Cấu trúc và chức năng của đường thở thay đổi và thoái hóa theo tuổi tác. Do đó chúng trở nên kém phản ứng hơn với thuốc.
- Sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người thân yêu hoặc người chăm sóc. Đây là điều cần thiết và trong một số trường hợp mang tính quyết định. Nhờ có người chăm sóc, bệnh nhân ốm yếu, mê sảng được uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Cần được theo dõi và phát hiện khi tình trạng trở nặng, biến chứng do bệnh, do thuốc.
- Người bệnh cần hiểu đầy đủ về bệnh của mình, đừng ngần ngại hỏi kỹ bác sĩ: Đang dùng thuốc gì và nên dùng khi nào?
Lời kết
Tóm lại, việc chăm sóc và điều trị bệnh suyễn người cao tuổi là việc khó khăn, đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.