Tổng quan về bệnh suyễn và cách điều trị

Bệnh hen suyễn ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Căn bệnh này gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, đau tức ngực,… Ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi hay không là vấn đề được người bệnh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết rõ về bệnh suyễn và cách điều trị.

Tổng quan về bệnh hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản. Đây là bệnh hô hấp có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Bệnh xảy ra do phản ứng của cơ thể với các dị nguyên liên quan đến yếu tố di truyền và yếu tố môi trường bên ngoài.

Bệnh hen suyễn cản trở nhiều đến các hoạt động hàng ngày và thể chất của người bệnh. Hen suyễn là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng việc điều trị sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Nguyên nhân

Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây bệnh là sự kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền. Tiếp xúc với chất gây dị ứng có thể khởi phát cơn hen. Phản ứng của cơ thể đối với các yếu tố kích thích hô hấp như co thắt phế quản, tăng tiết chất nhầy và viêm phế quản. Các yếu tố gây hen suyễn rất đa dạng và thay đổi theo tình trạng của bệnh nhân.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Không khí lạnh.
  • Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí.
  • Căng thẳng kéo dài.
  • Làm việc và vận động quá sức.
  • Phản ứng phụ của một số loại thuốc.
  • Một số loại thực phẩm gây dị ứng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Không khí lạnh là một trong những gây kích ứng đường thở gây hen suyễn
Không khí lạnh là một trong những gây kích ứng đường thở gây hen suyễn

Triệu chứng 

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh hen suyễn thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Bệnh hen suyễn có các biểu hiện lâm sàng điển hình như:

  • Thở nhanh, khó thở.
  • Ho kéo dài, nặng hơn khi bị viêm đường hô hấp trên.
  • Khó thờ, thở khò khè.
  • Nghẹt thở hoặc tức ngực.
  • Rối loạn giấc ngủ, thở có tiếng rít về đêm.

Khi bệnh tiến triển, tần suất các cơn hen suyễn tăng lên, tình trạng khó thở nặng hơn và người bệnh cần đến thuốc cắt cơn hen thường xuyên hơn.

Người bệnh nên nhận biết các dấu hiệu của cơn hen nghiêm trọng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức:

  • Khó thở hoặc thở khò khè nghiêm trọng hơn.
  • Các triệu chứng vẫn xuất hiện khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc ít hoạt động.
  • Triệu chứng không giảm khi sử dụng thuốc giãn phế quản.
Khi bệnh hen suyễn tiến triển thì tần suất các cơn ho, đau tức ngực tăng lên
Khi bệnh hen suyễn tiến triển thì tần suất các cơn ho, đau tức ngực tăng lên

Đường lây truyền hen suyễn

Do bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nên nhiều người lo lắng bệnh có truyền nhiễm không. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn không phải do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng nên không lây nhiễm. Dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh hen suyễn không lây truyền bệnh.

Các dị nguyên gây bệnh liên quan đến yếu tố môi trường hoặc di truyền. Điều này có thể giải thích tại sao thành viên trong gia đình mắc bệnh hen suyễn thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Việc xác định các yếu tố mắc bệnh hen suyễn giúp kiểm soát triệu chứng và thay đổi lối sống. Hầu hết có liên quan đến việc tăng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn.
  • Bé trai dễ mắc bệnh hen suyễn hơn bé gái. Ở tuổi 20, tỷ lệ mắc bệnh khác nhau giữa hai giới và sau tuổi 40 phụ nữ có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn.
  • Tiền sử mắc các bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Yếu tố nghề nghiệp như khói bụi, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, xây dựng.

Các phương pháp điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn không phải là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng việc kiểm soát các triệu chứng bệnh giải quyết các ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh. Điều trị hen bao gồm các mục tiêu sau:

  • Xác định và tránh các tác nhân gây hen.
  • Thuốc kiểm soát triệu chứng.

Các loại thuốc sử dụng trong điều trị hen suyễn:

  • Thuốc corticoid dạng hít.
  • Thuốc corticosteroid dạng uống.
  • Thuốc kháng Leukotriene.
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn.
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài.
  • Thuốc Omalizumab.
  • Liệu pháp miễn dịch.
  • Thuốc Theophylline.
Hen suyễn không phải là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bằng thuốc
Hen suyễn không phải là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bằng thuốc

Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn

Người bệnh hen suyễn hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn bằng các biện pháp sau:

  • Tiêm phòng cúm.
  • Nhận biết và tránh các tác nhân gây ra cơn hen.
  • Nhận diện các dấu hiệu cảnh báo cơn hen khởi phát để xử lý nhanh.
  • Tuân thủ điều trị đúng cách. Không tự ý hoặc ngừng sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Lưu ý tần suất sử dụng thuốc hít cắt cơn nhanh. Vì dấu hiệu này cho thấy bệnh hen suyễn có được kiểm soát tốt hay không.
  • Tránh thức ăn gây dị ứng.

Kết,

Như vậy với những thông tin trên đã giúp bạn có thêm thông tin về bệnh suyễn và cách điều trị. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.