Bị hen suyễn có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Bệnh hen suyễn không gây ra nhiều biến chứng mà còn nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời khi lên cơn hen cấp. Bệnh hen suyễn có diễn biến rất phức tạp, diễn tiến nhanh nên cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ và phác đồ điều trị. Để biết bị hen suyễn có nguy hiểm không mời bạn theo dõi bài viết dưới.
Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng viêm đường thở do phản ứng quá mức của niêm mạc đường thở với các chất gây dị ứng. Bệnh diễn biến mãn tính và hiện chưa có thuốc chữa dứt điểm.
Người bị hen suyễn thường khó thở. Do viêm đường thở, làm tăng độ nhạy cảm của phế quản. Cơ trơn phế quản co bóp liên tục làm tăng tiết dịch nhầy và dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Bệnh hen suyễn được chia thành hai nhóm như sau:
- Bệnh hen suyễn nội sinh: Là cơn hen suyễn xảy ra khi đường thở bị nhiễm trùng. Do bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn tự phát và không liên quan đến yếu tố di truyền hoặc các bệnh lý khác.
- Hen suyễn ngoại sinh: Là cơn hen xuất hiện do người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Hoặc tiền sử gia đình bị dị ứng và hen suyễn.
Bị hen suyễn có nguy hiểm không?
Như đã đề cập trước đó, hiện tại không có cách chữa khỏi bệnh hen suyễn. Bệnh nhân hen suyễn cần dùng thuốc để kiểm soát bệnh và tránh nguy cơ bệnh tiến nghiêm trọng.
Hen suyễn có thể được đáp ứng với thuốc tốt. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào khi hệ thống miễn dịch suy giảm và tiếp xúc với dị nguyên. Nguy hiểm nhất là khi tiếp xúc với các chất kích ứng sẽ lên cơn hen cấp tính. Tại thời điểm này, niêm mạc đường thở bị kích thích quá mức, gây sưng viêm, co thắt phế quản và tiết quá nhiều chất nhầy, làm hẹp đường thở. Từ đó, người bệnh bị khó thở, thở gấp, làm gián đoạn quá trình cung cấp oxy cho cơ thể. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn có thể hôn mê. Nếu không được can thiệp y tế để mở đường thở, nguy cơ tử vong là rất cao.
Như vậy, có thể thấy hen suyễn là bệnh nguy hiểm, có tính chất mãn tính và dễ xuất hiện các cơn hen cấp tính. Vì vậy, người bệnh cần chủ động tránh xa các tác nhân gây kích ứng. Đồng thời xử trí nhanh chóng cơn hen cấp.
Cách dự phòng cơn hen suyễn
Phòng ngừa hen suyễn là cách tốt nhất để kiểm soát cơn hen. Trong điều trị bệnh hen suyễn có 2 phương pháp là dùng thuốc và không dùng thuốc.
- Điều trị hen suyễn không dùng thuốc: Sử dụng các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu.
- Điều trị hen suyễn bằng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Cách ngăn ngừa cơn hen tái phát
Để phòng ngừa cơn hen, người bệnh cần tránh xa các chất kích thích như:
- Bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc, phấn hoa hay lông động vật,…
- Không ăn thức ăn gây dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, nhất là khi cơ thể mệt mỏi, không nên gắng sức.
- Tránh xúc động, căng thẳng quá mức.
- Nếu phải ra ngoài hoặc ở trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm hóa chất. Hãy che chắn cẩn thận để bảo vệ đường thở.
- Giữ ấm đường thở trong mùa lạnh. Cơ thể bệnh nhân hen suyễn vốn nhạy cảm hơn người bình thường. Vì vậy, không khí lạnh sẽ kích thích niêm mạc đường thở, gây cảm lạnh và làm bùng phát cơn hen cấp.
- Không ngồi dưới máy điều hòa hoặc nơi quạt thổi trực tiếp vào người.
- Giữ cho cơ thể đủ nước.
- Hạn chế hoặc tránh ăn thực phẩm và thuốc có chứa sulphite.
- Không uống rượu bia.
- Luôn mang theo thuốc cắt cơn hen bên người.
- đặc biệt khi bắt đầu khó thở, đau tức ngực.
Kết,
Như vậy những thông tin trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi bị hen suyễn có nguy hiểm không. Đây là bệnh hô hấp mãn tính có mức độ nguy hiểm cao. Vì vậy, cần được điều trị đúng cách và tái khám định kỳ để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.