Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em sơ sinh
Hen suyễn ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm nhiễm khiến các cơ xung quanh đường thở bị co lại, thu hẹp không gian khiến không khí ra vào phổi khó khăn. Đồng thời gây ra một số triệu chứng về phổi ở trẻ. Không có cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em hoàn toàn. Nhưng ba mẹ có thể giúp trẻ kiểm soát bằng thuốc và phương pháp điều trị.
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh
Không phải trẻ sơ sinh nào cũng có các triệu chứng bệnh hen giống nhau. Các triệu chứng này có thể thay đổi trong quá trình mắc bệnh. Các dấu hiệu của bệnh hen phế quản ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Thở nhanh.
- Ho dai dẳng, ho nhiều về đêm.
- Lồng ngực co rút.
- Trẻ thường thở hổn hển nhiều hoặc quấy khóc.
- Trẻ không bú sữa mẹ.
- Mặt, môi và móng tay có màu xanh hoặc rất nhợt nhạt.
Không phải tất cả trường hợp trẻ thở khò khè và ho đều do hen suyễn. Trên thực tế, nhiều trẻ có biểu hiện thở khò khè và các triệu chứng hô hấp khác nên rất khó phân biệt cho đến khi trẻ 2, 3 tuổi.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hen suyễn
Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác tại sao trẻ sơ sinh lại mắc bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy hiểm làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tiền sử gia đình bị dị ứng hoặc hen suyễn khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn. Nếu người mẹ hút thuốc trong khi mang thai, có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh mắc bệnh hen suyễn.
Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em sơ sinh
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể dùng hầu hết các loại thuốc dùng cho trẻ lớn hơn và người lớn. Liều lượng của thuốc có thể thấp hơn, đường dùng cũng khác nhau. Thuốc hít hen suyễn hoạt động nhanh chóng, giảm các triệu chứng và ít tác dụng phụ hơn.
Trẻ sơ sinh thường được điều trị bằng cách sử dụng máy phun sương hoặc ống hít. Máy phun sương (còn được gọi là máy thở) là một loại máy nhỏ sử dụng không khí để tạo ra sương mà trẻ hít vào qua một mặt nạ nhỏ. Liệu pháp xông khí dung này chỉ mất khoảng 10 phút.
Ngoài ra còn sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, chủ yếu là thuốc giãn phế quản. Những thuốc mở đường thở tức thời giúp thở dễ dàng hơn. Thuốc dài hạn hoặc thuốc điều chỉnh leukotriene được sử dụng để làm dịu tình trạng viêm đường thở và kiểm soát viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.
Cần làm gì để quản lý cơn hen của trẻ
Khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mắc bệnh hen mãn tính. Ba mẹ có thể thực hiện một số mẹo dưới đây:
- Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiểu các triệu chứng hen suyễn của con bạn.
- Thảo luận với bác sĩ lập kế hoạch điều trị bệnh hen suyễn. Hãy chắc chắn rằng kế hoạch này có thể cải thiện bệnh hen suyễn của trẻ nếu trở nên tồi tệ hơn.
- Thường xuyên theo dõi kế hoạch sức khỏe của trẻ mỗi ngày. Không tự ý thay đổi kế hoạch cho đến khi tái khám và có chỉ định của bác sĩ. Khi các triệu chứng của con bạn đã được giải quyết. Hãy luôn theo dõi tình hình hoặc thay đổi kế hoạch điều trị với bác sĩ.
- Xây dựng kế hoạch thường xuyên theo dõi và bảo vệ sức khỏe của trẻ sau khi hết bệnh.
Mục đích điều trị bệnh hen suyễn của trẻ sơ sinh
Như đã đề cập ở đầu bài viết, bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được. Các mục tiêu điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em được liệt kê dưới đây. Nếu trẻ không thể đạt được các mục tiêu dưới đây, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
- Giúp trẻ có cuộc sống khỏe mạnh, năng động và bình thường.
- Phòng ngừa các triệu chứng mãn tính gây hại cho cơ thể.
- Đi học hàng ngày.
- Tránh các triệu chứng hen suyễn vào ban đêm.
- Có thể tham gia các hoạt động hàng ngày, vui chơi và tập thể dục mà không sợ khó thở.
- Không đến bệnh viện khám thường xuyên.
- Sử dụng và điều chỉnh thuốc để kiểm soát bệnh hen suyễn.
Kết,
Sau khi đọc bài viết cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em sơ sinh ở trên. Giờ đây, ba mẹ biết phải làm gì để đảm bảo con mình sớm khỏe lại. Hãy đi khám bác sĩ thường xuyên để điều trị bệnh một cách an toàn và kịp thời nhất. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.