Dấu hiệu của hen ở trẻ nhỏ ba mẹ nên biết
Dấu hiệu của hen ở trẻ em là bệnh viêm đường thở kết hợp với tăng phản ứng. Biểu hiện bằng các cơn ho, thở khò khè, tức ngực. Khi lên cơn hen làm cho niêm mạc của phế quản dày lên. Gây hiện tượng co thắt, phù nề. Điều này thu hẹp đường thở, giảm lượng không khí di chuyển ra vào phổi.
Dấu hiệu của hen ở trẻ em ba mẹ nên biết
Ho nhiều về đêm
Để tống các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp như dịch tiết, dị vật, bụi,… cơ thể sẽ gây ra phản xạ ho. Nguyên nhân gây ho có thể do cảm lạnh, nhiễm trùng xoang, hen suyễn,…
Ho là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn ở trẻ em và tái phát nhiều lần. Kèm theo khó thở và thở khò khè. Thời điểm ho xuất hiện nhiều về đêm, trời lạnh, khi gắng sức, cười và khóc, tiếp xúc với các chất kích thích,… Nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Trong bệnh hen ở trẻ em, ho điển hình là ho khan. Nếu trẻ ho ra đờm thì đờm thường có màu trắng và trong. Cũng có những trẻ bị hen mà dấu hiệu chỉ là ho, ho về đêm. Ngoài ra không có triệu chứng nào khác. Đây là nguyên nhân khiến ba mẹ không thể phát hiện sớm bệnh hen.
Thở khò khè
Khi trẻ thở sẽ tạo ra tiếng rít hay được gọi là tiếng thở khò khè. Tình trạng viêm, sưng tấy và co thắt đường thở làm không khí không thể đi qua, tạo ra âm thanh khò khè. Tiếng khò khè phát ra khi trẻ thở ra hoặc hít vào. Ba mẹ có thể nghe rõ bằng tai nếu trẻ bị hen nặng.
Trẻ thở khò khè nhiều hơn khi đang ngủ, gắng sức, khóc, cười, tiếp xúc với khói bụi hoặc mùi thuốc lá. Tuy nhiên, thở khò khè cũng có thể do các bệnh lý hô hấp khác. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý khi có hiện tượng này xảy ra. Nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Khó thở
Trẻ bị hen suyễn có đường thở bị thu hẹp gây khó thở. Khi trẻ gắng sức, cười to và thở mạnh, việc thở của trẻ càng trở nên khó khăn hơn. Đối với trẻ nhỏ hơn, khó có thể phát hiện triệu chứng bị hụt hơi vì chúng chưa thể nói được. Ba mẹ có thể phát hiện trẻ có khó thở hay không bằng cách quan sát hơi thở nhanh và sâu, cổ và cơ ngực căng ra, lỗ mũi phập phồng.
Đau tức ngực
Đường thở bị hẹp không chỉ khiến trẻ khó thở mà còn đau ngực do không đủ không khí vào phổi. Thông thường chỉ những trẻ lớn hơn mới cảm nhận được dấu hiệu và nói với ba mẹ.
Giảm hoạt động vui chơi
Dấu hiệu hen có thể biểu hiện ở trẻ em như trẻ cảm thấy mệt mỏi, không chạy nhảy, cười đùa, đi lại nhanh mệt,… Ngoài các triệu chứng trên, bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
- Ho hoặc thở khò khè có thể trở nên tồi tệ hơn khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm.
- Trẻ phục hồi chậm sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc viêm phế quản.
Dấu hiệu của hen ở mỗi đứa trẻ là khác nhau. Tuỳ từng trẻ mà có tất cả hoặc chỉ một số triệu chứng điển hình. Các triệu chứng có thể tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Các triệu chứng nặng hơn vào ban đêm, sáng sớm. Hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây hen như lông thú cưng, phấn hoa, nấm mốc, bụi, khói, hóa chất, thức ăn,…
Ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tuổi, việc nhận biết bệnh hen suyễn càng khó khăn hơn.
Chăm sóc trẻ có dấu hiệu của hen như thế nào?
Vì hen suyễn là bệnh mạn tính nên cần theo dõi và điều trị trong thời gian dài. Do đó ba mẹ phải kiên trì và thực hiện đúng theo hướng dẫn điều trị và phòng ngừa của bác sĩ. Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh hen suyễn và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Ho, khó thở, tức ngực, quấy khóc, không nói được,… Là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Các triệu chứng này thường xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân làm khởi phát cơn hen. Lúc này cần đưa trẻ ra khu vực thoáng khí đầu tiên. Tiếp theo ba mẹ nên cho trẻ uống thuốc giãn phế quản do bác sĩ chỉ định. Để cắt cơn hen nhanh chóng và thực hiện các biện pháp điều trị mà bác sĩ hướng dẫn.
- Xịt thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh.
- Theo dõi triệu chứng hen suyễn ở trẻ có thuyên giảm không?
- Sau 20 phút, nếu cơn hen không thuyên giảm, hãy xịt lần thứ hai.
- Theo dõi thêm 20 phút nếu dấu hiệu không giảm thì xịt thuốc lần 3 và đưa đến bệnh viện.
- Có thể sử dụng máy khí dung hoặc máy hỗ trợ cho trẻ em dưới 6 tuổi. Hoặc trẻ không thể dùng thuốc xịt đúng cách.
- Luôn mang theo thuốc cắt cơn hen cho trẻ ở mọi nơi để giảm nguy cơ lên cơn hen đột ngột.
Mục tiêu phòng ngừa hen suyễn ở trẻ em là kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Duy trì nhịp thở bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng
Để kiểm soát hen suyễn và nâng cao sức khỏe cho trẻ. Gia đình phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E và omega 3,….
- Không cho trẻ ăn thực phẩm dễ dị ứng như một số loại ngũ cốc, hạt, thực phẩm giàu sulfite.
Tránh xa tác nhân gây khởi phát cơn hen
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. Đặc biệt là phòng ngủ của trẻ, đảm bảo khu vực sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ.
- Không để để trẻ tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
- Không để trẻ tiếp xúc với động vật, thú nuôi, gấu bông,…
- Không để trẻ tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, nước hoa, thuốc xịt muỗi, côn trùng.
- Duy trì hoạt động của trẻ ở mức bình thường, không cho trẻ chơi quá sức.
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi và đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài.
- Nạn chế bật điều hòa quá lạnh khi trẻ ở trong phòng.
Đưa trẻ khám định kỳ đúng lịch
Trẻ bị hen nên được khám định kỳ 1-3 tháng một lần. Ngay cả khi bệnh được kiểm soát tốt. Có thể rút ngắn thời gian tái khám xuống còn 2-4
tuần nếu các triệu chứng của cơn hen cấp xuất hiện nhiều lần. Việc thăm khám định kỳ cho trẻ giúp theo dõi diễn biến bệnh. Đánh giá chính xác hiệu quả điều trị và nếu cần thiết có thể thay đổi phương thức điều trị phù hợp hơn.
Kết,
Bài viết trên đã giải đáp về dấu hiệu của hen cũng như cách phòng ngừa hen suyễn ở trẻ em. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.