Điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai cần chú ý những gì?
Hen phế quản khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và con. Dưới đây là cách điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai.
Phụ nữ hen phế quản mang thai được không?
Hen phế quản nếu được kiểm soát tốt, có thể sinh hoạt như người bình thường. Với tình trạng này, chị em vẫn có thể mang thai và sinh con. Nhưng do tính chất nguy hiểm của bệnh nên cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Hen phế quản ở phụ nữ có thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ mắc bệnh hen suyễn và thai nhi không gặp phải các biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở nếu bệnh hen suyễn được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, khi hen không được kiểm soát, tình trạng khó thở xảy ra, dẫn đến tình trạng thiếu oxy thai nhi và các biến chứng như suy thai, sinh non, thai nhi chậm phát triển. Tăng huyết áp và tiền sản giật có thể gặp ở người mẹ.
Điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai trước và trong thai kỳ?
Bạn nên thông báo với bác sĩ về kế hoạch mang thai của mình. Để được tư vấn cách chăm sóc và mang thai an toàn. Trước khi mang thai, chị em cũng nên tiêm phòng các bệnh như sởi, quai bị, rubella, HBV, cúm trong thai kỳ.
Khi mang thai:
- Nhiều phụ nữ mang thai ngừng dùng thuốc trị hen vì sợ gây hại cho thai nhi. Điều này có thể gây ra cơn hen nặng khiến cả mẹ và con gặp nguy hiểm. Vì vậy, không được tự ý ngừng dùng thuốc khi mang thai.
- Không tự ý dùng các loại thuốc khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Vì có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ để đánh giá chức năng phổi, đo huyết áp, xét nghiệm máu và nước tiểu. Kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.
- Áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học.
Điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai có ảnh hưởng thai nhi không?
Tùy theo tình trạng bệnh mà trong thời kỳ mang thai được điều chỉnh thuốc điều trị phù hợp. Đảm bảo kiểm soát bệnh ổn định không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Thuốc giãn phế quản dạng hít.
Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài thường kết hợp với corticosteroid dạng hít. Đóng vai trò kiểm soát và phòng ngừa hen suyễn. Mặc dù còn thiếu bằng chứng về độ an toàn. - Glucocorticoid dạng hít: Thường được sử dụng trong thời kỳ mang thai.
- Glucocorticoid đường uống: Kinh nghiệm điều trị cho thấy glucocorticoid tương đối an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc hở hàm ếch, thiếu cân, sinh non,… Tuy nhiên trên thực tế, rủi ro trên có thể thấp hơn nhiều so với rủi ro do hen nặng không được điều trị vì có thể gây tử vong cho cả mẹ và con.
- Các loại thuốc khác được sử dụng trong thai kỳ bao gồm: theophylline, antileukotrienes, thuốc kháng histamine và liệu pháp miễn dịch đặc hiệu.
- Thuốc sinh học.
Cần làm gì khi mang thai lên cơn hen?
Khi mang thai, cơn hen suyễn thường xảy ra nhiều nhất vào tuần thứ 17-24 của chu kỳ. Đối với cơn hen suyễn khi mang thai, việc điều trị tại nhà cũng giống như khi không mang thai. Tốt nhất là dùng thuốc giãn phế quản dạng hít tác dụng ngắn. Hoặc nhập viện để theo dõi và điều trị kịp thời.
Chăm sóc sau khi sinh
Các triệu chứng hen phế quản thường trở lại như ban đầu sau ba tháng sinh.
Nên cho con bú bằng sữa mẹ, có thể làm giảm nguy cơ mắc các đợt thở khò khè ở trẻ trong 2 năm đầu. Một số loại thuốc có thể đi vào em bé qua sữa mẹ. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trong giai đoạn này.
Tóm lại, hen phế quản không phải là bệnh chống chỉ định khi mang thai. Mẹ và thai nhi có thể hoàn toàn khỏe mạnh nếu:
- Có kế hoạch mang thai và thông báo trước với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
- Trang bị kiến thức cơ bản về các rủi ro khi mang thai. Các biện pháp phòng tránh cơn hen suyễn.
- Tuân thủ điều trị, kiểm tra sức khỏe định kỳ và hen suyễn, Tránh cá tác hại tránh nguy hiểm gây hen.
- Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ, cần phải nhập viện ngay để theo dõi chăm sóc thích hợp.
Trẻ sinh ra có bị hen phế quản không?
Mặc dù cơ chế bệnh hen phế quản liên quan đến các yếu tố bên trong cơ thể và sự tương tác với môi trường. Nhưng trẻ có nguy cơ mắc hen phế quản cao hơn những trẻ khác.
Điều trị hen phế quản với Kisho Asma
Sứ mệnh của Kisho Asma là nghiên cứu và bào chế các bài thuốc từ thảo dược an toàn và điều trị bệnh hen phế quản. Bài thuốc Kisho Asma ra đời với sứ mệnh chữa bệnh hen suyễn, tắc nghẽn phổi và các virus tồn đọng trong phổi. Sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn, lành tính, hiệu quả, tuân thủ quy định của Bộ Y Tế, được phép sản xuất và phân phối trên toàn quốc. Được sản xuất tại nhà máy hiện đại, an toàn và hợp đạo đức. Nguồn dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng được duy trì lâu dài. Sau 2-5 tháng sử dụng bạn sẽ cảm nhận được các triệu chứng hen thuyên giảm. Tuy nhiên cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Kết,
Trên đây là những thông tin mà mẹ cần nắm rõ khi điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai. Chỉ cần tuân thủ hướng dẫn điều trị và chăm sóc của bác sĩ. Mẹ và thai nhi sẽ khỏe mạnh trong suốt thai kỳ mà không quá lo lắng.
Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.