Giải đáp: Hen phế quản có chữa được không?
Hen phế quản là căn bệnh rất phổ biến và ngày càng gia tăng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy hen phế quản có chữa được không? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Thông tin về bệnh hen phế quản
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường thở. Trong đó phế quản tăng tiết dịch nhầy, co thắt cơ phế quản. Và có các biểu hiện cụ thể như ho dai dẳng, khó thở, đau thắt ngực,… Các triệu chứng này chủ yếu xuất hiện vào nửa đêm và sáng sớm.
Nhiều người chủ quan với căn bệnh này, lâu ngày sẽ kéo theo những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Tràn khí màng phổi: Biến chứng này dễ dẫn đến tử vong.
- Xẹp phổi: Xảy ra chủ yếu ở trẻ em.
- Suy tim: Xảy ra ở những người mắc bệnh hen suyễn mãn tính.
- Nhiễm trùng phổi và phế quản.
- Suy hô hấp.
- Ngừng hô hấp: Nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu đặc trưng của hen phế quản
Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen phế quản bạn cần nắm rõ:
- Khó thở, thở khò khè, đặc biệt khi thở ra có tiếng rít. Khó thở thường xảy ra về đêm, theo mùa, sau một số kích thích (cúm, tập thể dục, thay đổi thời tiết, bụi).
- Trước khi lên cơn hen, một số bệnh nhân có thể có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, lơ mơ,…
- Cơn khó thở: Thở chậm, khó thở tăng dần sau đó có thể khó nặng hơn, đổ mồ hôi, khó nói. Khó thở có thể kéo dài từ 5 đến 15 phút hàng ngày, có khi nhiều giờ, hàng ngày. Khó thở giảm dần và hết ho, khạc đờm. Đờm thường trong, đặc dính.
Các yếu tố lên cơn hen
Muốn biết bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không thì trước tiên bạn phải tìm ra nguyên nhân gây ra cơn hen phế quản. Dưới đây là một số tác nhân gây hen phế quản hàng đầu:
- Tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm.
- Dị ứng với phấn hoa, lông động vật,…
- Dị ứng với tôm cua, thực phẩm khác gây dị ứng.
- Thời tiết thay đổi đột ngột.
- Vận động quá nhiều, nhất là vào mùa đông.
- Thường xuyên bị căng thẳng.
- Sử dụng một số loại thuốc như aspirin, naproxen,…
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Do chu kỳ kinh nguyệt (đối với nữ).
Hen phế quản có chữa được không?
Bệnh hen suyễn có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Bệnh hen phế quản dù được điều trị cũng không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng hen và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Một số trường hợp hen phế quản xuất hiện ở trẻ nhỏ rồi tự khỏi. Lý giải cho điều này là: Một số trường hợp hen phế quản xuất hiện ở trẻ nhỏ và các triệu chứng bệnh tự biến mất khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Hoặc trẻ chỉ bị hen suyễn nhẹ và không tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh nên giúp kiểm soát bệnh.
Điều trị hen phế quản như thế nào?
Hen phế quản có thể kiểm soát bằng nhiều cách khác nhau tùy theo tình trạng và triệu chứng bệnh. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc kiểm soát hen suyễn
Có một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định giúp bệnh nhân giảm viêm đường thở. Đây cũng là biện pháp tốt nhất giúp người bệnh kiểm soát cơn hen. Có thể dùng các thuốc như:
- Thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài.
- Corticoid dạng hít.
- Ống hít kết hợp.
- Theophylin.
- Chất điều biến Leukotriene.
- Thuốc giãn phế quản.
Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây hen
Cố gắng tránh xa các tác nhân gây hen phế quản tối đa:
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ mũi họng khỏi trời lạnh, không khí ô nhiễm.
- Mặc đủ ấm.
- Không làm việc quá sức.
- Bỏ thuốc lá và hạn chế ở trong môi trường sử dụng thuốc lá.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.
- Bổ sung đủ các dưỡng chất tốt cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng.
- Không sử dụng các loại thực phẩm mà bạn đã bị dị ứng.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, cảm cúm, cảm lạnh.
- Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
- Có bệnh thì đi khám ngay.
Kết,
Tóm lại, hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường thở do các yếu tố khởi phát (thường là dị nguyên). Bệnh hen phế quản không lây từ người này sang người khác. Bệnh liên quan đến cả tiền sử bệnh và di truyền. Kiểm soát tốt bệnh giúp người bệnh giảm các cơn hen phế quản cấp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.