Trẻ bị hen phế quản có chữa khỏi được không?

Nhiều trẻ nhỏ bị hen suyễn với triệu chứng ho khan và khó thở rất khó chịu. Chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em là mối quan tâm của các bậc cha mẹ để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất giúp con nhanh chóng khỏi bệnh. Để trả lời hen phế quản có chữa khỏi được không mời bạn theo dõi tiếp bài viết.

Tác nhân gây bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là bệnh mãn tính của phổi. Khi bạn bị viêm, đường thở hẹp lại, gây khó thở và thở khò khè. Bệnh suyễn nặng thậm chí có thể gây khó nói và khó sinh hoạt hàng ngày.

Nếu bạn bị hen suyễn, cơ thể sẽ phản ứng với một số tác nhân gây hen suyễn. Những tác nhân này gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng:

  • Chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc,…
  • Nhiễm trùng như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng xoang.
  • Khói thuốc lá.
  • Thay đổi thời tiết, không khí lạnh hoặc nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột.
  • Aspirin.
  • Sulfite chất bảo quản thực phẩm trong bia, nước đóng chai, dưa chua, tôm, hoa quả sấy khô,…
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
Có nhiều tác nhân này gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen phế quản
Có nhiều tác nhân này gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen phế quản

Các yếu tố gây hen phế quản ở trẻ nhỏ

Trước khi tìm hiểu trẻ bị hen phế quản có chữa khỏi được  không. Bạn cũng nên biết các yếu tố nguy cơ gây bệnh ở trẻ.

  • Di truyền: Nếu ba mẹ mắc bệnh hen suyễn thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
  • Bé trai dễ mắc bệnh hen suyễn hơn bé gái.
  • Nếu trẻ đã từng bị nhiễm virus nghiêm trọng như RSV.
  • Trẻ béo phì, viêm phổi.
  • Bệnh dị ứng, nhiễm trùng.

Hen phế quản ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Trẻ có tỷ lệ mắc hen phế quản gấp đôi người lớn. Khoảng 10% trẻ em mắc bệnh so với 5% người lớn. Bệnh hen suyễn không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Các biến chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em là:

  • Xẹp phổi: Biến chứng phổ biến nhất. Khi bệnh hen suyễn được kiểm soát, phổi sẽ lành lại.
  • Suy hô hấp: Thường gặp ở trẻ em hen nặng hoặc cơn hen cấp nặng. Bệnh nhân xuất hiện những cơn khó thở kéo dài, có lúc ngừng thở, tím tái và phải dùng máy thở. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng.
  • Tràn khí màng phổi: Trẻ bị hen phế nang nở to, áp suất trong phế nang tăng. Chính vì vậy trẻ dễ bị tràn khí màng phổi khi chạy nhảy nhiều.
  • Giãn phế nang nhiều tiểu thuỳ: Khi trẻ bị hen suyễn, tính đàn hồi của phế nang giảm dần. Từ đó giảm thể tích khí thở và khí cặn tăng.
Trẻ bị hen phế quản có chữa khỏi được không? Không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát
Trẻ bị hen phế quản có chữa khỏi được không? Không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát

Trẻ bị hen phế quản có chữa khỏi được không?

Đây là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ bị hen phế quản có chữa khỏi được không? Hen suyễn là bệnh mãn tính và hiện nay chưa có loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Thay vì nghĩ cách chữa dứt điểm bệnh hen suyễn cho trẻ. Ba mẹ nên tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Hơn hết, hãy cho trẻ tránh xa các yếu tố làm khởi phát cơn hen như môi trường ô nhiễm, khói bụi, thức ăn dị ứng, khói thuốc lá, thời tiết thay đổi,…

Mặc dù bệnh hen suyễn ở trẻ em vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc đặc trị. Nhưng cũng có một số trường hợp bệnh hen suyễn có thể tự khỏi.

  • ½ trẻ em mắc bệnh hen suyễn có thể hết hoàn toàn khi trưởng thành.
  • ¼ trường hợp vẫn còn triệu chứng nhưng nhẹ.
  • Từ 10 tuổi trở lên nếu kiểm soát tốt thì các triệu chứng hen nhẹ và ít dần.

Các phương pháp điều trị hen phế quản cho trẻ

Các phương pháp sau đây giúp trẻ giảm dần các triệu chứng của hen phế quản.

Sử dụng thuốc

Thuốc hen cần được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt khi ra ngoài, ba mẹ nên mang theo thuốc để phòng trường hợp khẩn cấp. Các loại thuốc điều trị hen suyễn thường được sử dụng là:

  • Thuốc dạng hít làm giảm nhanh các triệu chứng.
  • Thuốc kiểm soát dài hạn.
Cho trẻ dùng thuốc hen phế quản đúng theo chỉ định của bác sĩ
Cho trẻ dùng thuốc hen phế quản đúng theo chỉ định của bác sĩ

Tái khám

Cho trẻ tái khám định kỳ để được kiểm tra diễn biến bệnh. Trong một số trường hợp có thể thay đổi loại thuốc và điều chỉnh lượng thuốc tùy theo tình trạng bệnh hiện tại để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Phòng ngừa

Để giảm các triệu chứng của bệnh hen phế quản, ba mẹ nên:

  • Cho trẻ tránh xa các chất gây hen suyễn như khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, chất kích ứng, hóa chất độc hại,…
  • Cho trẻ vận động, tập thể dục hàng ngày.
  • Giữ cho trẻ có cân nặng vừa phải, tránh béo phì.
  • Cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao hệ miễn dịch.
  • Dạy trẻ tập thở để giảm triệu chứng.

Kết,

Trẻ bị hen phế quản có chữa khỏi được không? Bệnh hen suyễn ở trẻ em không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng các triệu chứng có thể giảm bớt bằng cách kiểm soát thích hợp. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.