Hen suyễn có nguy hiểm không? Làm gì khi bị hen?

Hen suyễn là bệnh mãn tính không có thuốc chữa. Chỉ dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Bệnh hen suyễn thường kéo theo các cơn hen cấp tính, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc bệnh hen suyễn có nguy hiểm không.

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn là tình trạng viêm đường thở do phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng. Người bị hen suyễn thường khó thở do cơ trơn phế quản co bóp liên tục làm tăng tiết dịch nhầy và dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Bệnh hen suyễn được chia thành 2 nhóm như sau:

  • Bệnh hen suyễn nội sinh: Là cơn hen suyễn xảy ra khi đường thở bị nhiễm khuẩn. Bệnh tự phát và không liên quan đến yếu tố di truyền hoặc các bệnh lý nền khác.
  • Hen suyễn ngoại sinh: Là cơn hen xuất hiện do người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Thường xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên, có người thân mắc bệnh hen suyễn hoặc có tiền sử bị dị ứng.
Hen suyễn là bệnh mãn tính không có thuốc chữa nhưng có thể kiểm soát được
Hen suyễn là bệnh mãn tính không có thuốc chữa nhưng có thể kiểm soát được

Phát hiện dấu hiệu bệnh hen suyễn

Không khó để nhận biết hen suyễn nhưng lại thường bị nhiều người nhầm lẫn hoặc bỏ qua. Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh hen.

  • 4 triệu chứng điển hình nhất là: Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Thông thường, bệnh nhân có ít nhất 2 triệu chứng trở lên. Ở trẻ em, có trường hợp chỉ bị ho, thường tăng về đêm.
  • Các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và cường độ.
  • Các triệu chứng nặng hơn vào ban đêm hoặc khi sáng sớm.
  • Các triệu chứng có thể bùng phát do tập thể dục, cười, tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc không khí lạnh.
  • Các triệu chứng nặng hơn khi bị nhiễm trùng, bệnh về đường hô hấp, nhiễm virus.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh hen suyễn, bạn nên đi khám sớm để có hướng điều trị thích hợp. Cần phải điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cần điều trị dự phòng bên cạnh điều trị cấp cứu để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn.

Hen suyễn có nguy hiểm không?

Như đã đề cập trước đó, hiện tại không có cách chữa khỏi bệnh hen suyễn hoàn toàn. Bệnh nhân nên dùng thuốc để kiểm soát bệnh và tránh nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Trẻ bị hen suyễn thường có đáp ứng với thuốc và tiên lượng tốt hơn. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương và tiếp xúc với dị nguyên. Nguy hiểm nhất là khi tiếp xúc với các chất kích ứng và lên cơn hen cấp tính. Tại thời điểm này, lớp niêm mạc của đường dẫn khí bị kích thích quá mức, gây sưng, viêm, co thắt
phế quản và tiết nhiều chất nhầy làm hẹp đường dẫn khí. Lúc đó, người bệnh bị khó thở, thở gấp, kèm theo đau tức ngực và thiếu oxy cho cơ thể. Trong những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân còn có thể hôn mê. Nếu không được can thiệp y tế để mở đường thở, nguy cơ tử vong là rất cao.

Có thể thấy hen suyễn là bệnh nguy hiểm, có tính chất mãn tính nhưng dễ xuất hiện cơn hen cấp tính. Vì vậy, người bệnh cần chủ động tránh xa các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp.

Hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể nguy hiểm tính mạng
Hen suyễn có nguy hiểm không? Hen suyễn nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể nguy hiểm tính mạng

Làm gì khi bị bệnh hen suyễn?

Bệnh hen suyễn có thể gây tử vong nên người bệnh cần hết sức lưu ý:

  • Uống nhiều nước hàng ngày.
  • Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất kích ứng
  • Không gian sống và làm việc sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Không chạm vào lông thú.
  • Không hút thuốc, tránh xa nơi hút thuốc.
  • Không đến những nơi có phấn hoa.
  • Khi ra ngoài đeo khẩu trang, che mũi, miệng tránh tiếp xúc với mùi lạ, không khí lạnh,..
  • Tránh thức ăn và thuốc có chứa sulfite.
  • Khi mệt mỏi khó thở phải nghỉ ngơi ngay.
  • Khi lên cơn hen suyễn không được nằm xuống, nên ngồi thẳng người dậy.
  • Luôn mang theo thuốc cắt cơn hen suyễn phòng trường hợp lên cơn hen cấp.
Khi bị hen suyễn trên tránh các tác nhân kích ứng như thuốc lá, bụi bẩn, bụi phân, lông thú cưng,...
Khi bị hen suyễn trên tránh các tác nhân kích ứng như thuốc lá, bụi bẩn, bụi phân, lông thú cưng,…

Kết,

Khi bị hen suyễn, bệnh nhân phải được điều trị phù hợp. Và nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, cần phải can thiệp y tế ngay lập tức để mở rộng đường thở. Vì việc trì hoãn có nguy cơ biến chứng và tử vong cao hơn. Như vậy những thông tin trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi hen suyễn có nguy hiểm không? Đây là bệnh hô hấp mãn tính có mức độ nguy hiểm cao. Vì vậy, cần được điều trị đúng cách và tái khám định kỳ để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.