Nguyên nhân bệnh hen là gì?

Bệnh hen suyễn có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của một người. Rất khó để chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kiểm soát hen suyễn rất hiệu quả chỉ bằng cách tránh xa các tác nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Dưới đây là thông tin chi tiết về các nguyên nhân gây hen suyễn phổ biến nhất.

Nguyên nhân bệnh hen là gì?

Khói thuốc lá

Thuốc lá là một trong những chất kích thích nên tránh. Khói thuốc lá chứa hàng ngàn chất độc hại. Hút thuốc không trực tiếp gây ra bệnh hen suyễn. Nhưng nếu tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên. Các chất độc hại trong khói thuốc có thể gây ra các triệu chứng và làm tăng nguy cơ lên ​​cơn hen cấp. Người mẹ hút thuốc trong khi mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh.

Nếu tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên, các chất độc hại trong khói thuốc có thể gây ra các triệu chứng và làm tăng nguy cơ lên ​​cơn hen cấp
Nếu tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên, các chất độc hại trong khói thuốc có thể gây ra các triệu chứng và làm tăng nguy cơ lên ​​cơn hen cấp

Tính chất công việc

Bạn có thể ngạc nhiên khi tính chất một số công việc là nguyên nhân gây ra bệnh hen. Do tính chất công việc, nhiều người hen phải đối mặt với những cơn hen cấp tính như giáo viên, nhân viên vườn thú, công nhân nhà máy, công nhân vệ sinh, nông dân. Thường xuyên tiếp xúc với chất hoá học, môi trường khói bụi,… Đây là những yếu tố gây khởi phát cơn hen và làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng hen.

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí, khói bụi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và phổi như hen suyễn. Sulfur dioxide trong không khí bị ô nhiễm gây ra phản ứng khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, ô nhiễm không khí ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ nhỏ.

Thời tiết thay đổi đột ngột

Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về đường hô hấp. Sự thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng có thể gây ra các cơn hen. Vì vậy, thời tiết chuyển mùa là thời điểm người bệnh cần hết sức thận trọng và chú trọng bảo vệ sức khỏe.

Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về đường hô hấp
Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về đường hô hấp

Dị ứng

Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn. Các chất gây dị ứng có thể là lông thú cưng, nấm mốc, phấn hoa,.. Vì vậy người bệnh hen suyễn nên tránh các tác nhân thường gặp này. Bằng cách tránh ra ngoài khi trời hanh khô, tránh nuôi động vật trong nhà,….

Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản. Ngoài ra, nếu cần dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng. Vì tác dụng phụ của một số thuốc làm khởi phát cơn hen.

Nhiễm trùng hô hấp

Cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng xoang là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh hen suyễn. Đặc biệt là ở trẻ em dưới 6 tuổi, nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu. Vì vậy, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên. Đồng thời, tiêm phòng cúm cho trẻ để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Cách phòng ngừa hen suyễn tái phát

Vì bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cản trở các hoạt động hàng ngày. Thậm chí có thể phải nhập viện trong trường hợp nghiêm trọng. Những người mắc bệnh hen suyễn nên lưu ý những điều sau:

  • Bám sát kế hoạch điều trị: Lập một kế hoạch theo dõi uống thuốc và triệu chứng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hen suyễn đòi hỏi phải theo dõi và điều trị thường xuyên.
  • Tiêm phòng cúm và viêm phổi: Các loại vắc-xin được khuyến nghị có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
  • Nhận biết và tránh các tác nhân gây hen suyễn: Một số chất gây dị ứng và kích thích ngoài trời từ phấn hoa, bụi bẩn đến không khí lạnh. Có thể gây ra các cơn hen suyễn. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra cơn hen để có cách phòng tránh phù hợp.
  • Theo dõi hơi thở: Học cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo cơn hen sắp xảy ra. Chẳng hạn như ho nhẹ, thở khò khè hoặc khó thở. Tuy nhiên, chức năng phổi có thể suy giảm trước khi bạn nhận thấy dấu hiệu. Do đó hãy tái khám đúng lịch của bác sĩ.
  • Phát hiện và điều trị sớm: Nếu kiểm soát hen đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ không trở nên tồi tệ. Và không cần uống nhiều thuốc. Nếu lưu lượng đỉnh thở ra giảm là dấu hiệu sắp lên cơn hen. Hãy dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu các triệu chứng không cải thiện, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Thuốc theo toa: Không thay đổi hoặc ngừng thuốc mà không có ý kiến ​​​​bác sĩ. Bạn nên ghi chú đúng liều lượng để kiểm soát tình trạng bệnh khi tái khám.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh hen để có cách phòng tránh phù hợp.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh hen để có cách phòng tránh phù hợp

Kết,

Bệnh hen suyễn không được chẩn đoán và kiểm soát có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bao gồm khó thở cấp tính thậm chí tử vong. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của bệnh hen hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh thì bạn nên tầm soát bệnh hen suyễn sớm. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.