Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hen phế quản để phòng ngừa
Hen phế quản là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới nói chúng và ở Việt Nam nói riêng. Việc phát hiện, phòng ngừa và điều trị kịp thời bệnh hen phế quản là vô cùng cần thiết. Để đảm bảo sức khỏe tránh những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây giúp bạn biết những nguyên nhân gây bệnh hen phế quản đề phòng ngừa.
Đôi nét về hen phế quản
Bệnh hen phế quản là tình trạng các đường dẫn khí bị sưng tấy và chít hẹp lại, tiết ra chất nhầy. Các chất nhầy ở cổ họng làm xuất hiện các cơn ho kéo dài.
Hen phế quản ban đầu là tình trạng nhẹ, đau họng và ho gây khó chịu nhẹ trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí không xử lý kịp thời gây khó thở, tím tái có thể đe dọa đến tính mạng.
Trên thực tế, bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn. Và cơn hen chỉ xuất hiện khi gặp phải tác nhân gây kích ứng. Các tác nhân phổ biến từ môi trường như độ ẩm, nấm mốc, bụi, khói thuốc lá,… Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, dấu hiệu để nhận biết hen sớm.
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản
Bệnh hen suyễn có nhiều nguyên nhân, nhưng một số nguyên nhân có nguy cơ cao như:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn.
- Cơ địa dị ứng như viêm da dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng.
- Béo phì, thừa cân.
- Hút thuốc hoặc hít khói thuốc thụ động.
- Tiếp xúc với khói thải hoặc các loại ô nhiễm khác.
- Tính chất nghề nghiệp hoặc tiếp xúc với hóa chất.
Những đối tượng trên có nguy cơ khởi phát cơn hen khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong môi trường như:
- Khói thuốc lá hoặc khói gỗ.
- Không khí ô nhiễm.
- Bụi nhà, lông động vật, nước hoa, chất tẩy rửa…
- Cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản…
- Thay đổi thời tiết lạnh ẩm.
- Cảm thấy phấn khích hoặc căng thẳng.
- Tập thể dục quá sức.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Chất phụ gia trong một số thực phẩm và rượu.
Biến chứng hen phế quản
Bệnh hen phế quản tiến triển từng đợt, bệnh trở nên nặng hơn. Các biến chứng nguy hiểm như:
- Xẹp phổi: Xẹp phổi là một biến chứng xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân hen. Khi bệnh hen được kiểm soát ổn định thì chứng xẹp phổi sẽ biến mất.
- Nhiễm khuẩn phế quản: Đây là một biến chứng hen suyễn mãn tính.
- Khí phổi thủng: Hen phế quản trở nặng thành khí phế thũng. Khiến bệnh nhân khó thở khi gắng sức, môi tím tái, đờm nhiều.
- Tràn khí màng phổi: Xảy ra ở khoảng 5% hen mạn tính. Tràn khí màng phổi cần được điều trị ngay lập tức. Tràn khí màng phổi hai bên là nguyên nhân gây đột tử hàng đầu ở bệnh nhân hen phế quản.
- Suy tim mạn tính: Xảy ra ở 5% bệnh nhân hen mạn tính và nặng.
- Ngừng hô hấp: Suy hô hấp kéo dài dẫn đến thiếu oxy não. Đôi khi ngừng tim, ngừng hô hấp trong cơn hen nặng. Những trường hợp này tăng CO2 trong máu và nhiễm toan hỗn hợp, cuối cùng dẫn đến hôn mê và tử vong.
- Ngưng thở: Thường gặp ở bệnh nhân hen cấp nặng hoặc ác tính. Bệnh nhân khó thở, tím tái, phải thở máy. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do hen suyễn.
Hen phế quản điều trị như thế nào?
Chẩn đoán
Để xác định xem bạn có bị hen phế quản hay không. Các bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự. Ngoài ra còn xác định tiền sử bệnh của bệnh nhân và thăm khám liên quan để chẩn đoán chính xác nhất.
Kết quả của các xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định bản chất của bệnh chứ không chỉ nguyên nhân. Đầu tiên, các xét nghiệm chức năng phổi. Nếu chức năng phổi cải thiện khi dùng thuốc, khả năng nghi ngờ hen phế quản là rất cao. Ngoài ra, các xét nghiệm khác như chụp X-quang phổi, xét nghiệm dị ứng hoặc xét nghiệm kích thích methacholine.
Dựa trên các xét nghiệm bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng và tình trạng của bệnh hen. Từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị hen phế quản bằng thuốc
Đối với thuốc điều trị bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như tuổi tác, tác nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh. Để kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Trong đó, thuốc phòng ngừa và kiểm soát lâu dài có tác dụng giảm sưng viêm đường thở. Thuốc giãn phế quản giúp mở rộng nhanh đường thở. Hoặc thuốc chống dị ứng. Liều lượng thuốc phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và thăm khám định kỳ để có hướng điều trị tốt nhất.
Điều trị bằng cách thay đổi thói quen sống
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị hen phế quản. Bạn có kiểm soát hen bằng cách điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh.
- Sử dụng máy lọc không khí trong không gian sống.
- Thường xuyên làm sạch và khử trùng các vật dụng trong nhà như chăn gối, quần áo,…
- Tránh tiếp xúc với vật nuôi và động vật lạ.
- Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục để duy trì sức khỏe.
- Kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày, căng thẳng.
Kết,
Hen phế quản là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống của cả người lớn và trẻ em hiện nay. Việc phát hiện và điều trị hen kịp thời là rất cần thiết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh hen phế quản. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.