[Thắc mắc] bệnh hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn do nghề nghiệp xảy ra khi một người không bao giờ bị hen suyễn phát triển bệnh này. Vì người đó tiếp xúc với một thứ gì đó tại nơi làm việc. Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị dị ứng với thứ gì đó tại nơi làm việc. Như nấm mốc hoặc nếu bạn tiếp xúc với các chất kích thích như: bụi gỗ hoặc hóa chất nhiều lần tại nơi làm việc ở cấp độ thấp hơn hoặc tất cả cùng một lúc ở cấp độ cao hơn.
Cùng Kisho tìm hiểu bệnh hen suyễn là bệnh gì và cách điều trị phổ biến hiện nay. Thông qua bài viết dưới đây nhé
Bệnh hen suyễn là bệnh gì?
Suyễn là bệnh ảnh hưởng tới phổi của bạn. Nó là một trong những bệnh kéo dài phổ biến nhất ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể bị suyễn. Suyễn làm cho thở khò khè, khó thở, tức ngực, ho vào lúc đêm hoặc buổi sáng sớm. Nếu bạn bị suyễn thì sẽ bị hoài hoài nhưng chỉ lên cơn suyễn khi có gì khó chịu ở phổi.
Chúng ta không biết được tất cả những thứ có thể gây ra bệnh hen suyễn. Nhưng chúng ta biết rằng các yếu tố di truyền, môi trường và nghề nghiệp có liên quan đến bệnh hen suyễn. Nếu có người trong gia đình bị hen suyễn thì bạn cũng có nhiều khả năng sẽ bị hen suyễn. “Phản ứng đặc dị”, xu hướng di truyền phát triển bệnh dị ứng, có thể đóng vai trò lớn trong việc phát triển bệnh hen suyễn dị ứng.
Tuy nhiên, không phải tất cả thể hen suyễn đều là hen suyễn dị ứng. Tiếp xúc với những thứ trong môi trường, như nấm mốc hoặc ẩm ướt. Một số chất gây dị ứng như mạt bụi và khói thuốc lá có liên quan đến bệnh hen suyễn. Ô nhiễm không khí và nhiễm trùng phổi do virus cũng có thể dẫn đến hen suyễn.
Cơn suyễn là gì?
Cơn suyễn có thể gồm ho, tức ngực, thở khò khè và khó thở. Cơn suyễn xảy ra trong đường thở của quý vị, là đường mang không khí tới phổi. Khi không khí đi qua phổi, đường thở trở nên nhỏ hơn, như nhánh của một cái cây thì nhỏ hơn thân cây. Trong cơn suyễn, các mặt của đường thở trong phổi của bạn sưng lên và đường thở co lại. Không khí ra vào phổi ít hơn, và chất nhầy của cơ thể càng khít lại nơi đường thở nhiều hơn. Bạn có thể kiểm soát cơn suyễn khi biết các dấu hiệu cảnh giác của cơn suyễn, tránh xa những thứ có thể gây cơn suyễn và làm theo lời khuyên bác sĩ. Khi bạn kiểm soát bệnh suyễn:
- Bạn sẽ không có các triệu chứng như thở khò khè hoặc ho,
- Bạn sẽ ngủ ngon hơn,
- Bạn không bị bỏ lỡ công việc hoặc việc học,
- Bạn có thể tham gia các hoạt động thể chất, và bạn không phải tới bệnh viện.
Chữa suyễn bằng cách nào?
Kiểm soát bệnh suyễn và tránh cơn suyễn bằng cách uống thuốc đúng như bác sĩ dặn. Và tránh xa những thứ có thể gây cơn suyễn. Những người bị suyễn không uống cùng một loại thuốc.
Một số loại thuốc có thể hít vào và một số được uống dưới dạng viên. Thuốc suyễn có hai loại—thuốc có tác dụng nhanh (quick-relief) và thuốc kiểm soát dài hạn. Thuốc có tác dụng nhanh kiểm soát các triệu chứng của cơn suyễn. Nếu quý vị cần dùng thêm nhiều thuốc có tác dụng nhanh thì nghé thăm bác sĩ để xem quý vị có cần loại thuốc khác không.
Thuốc kiểm soát dài hạn giúp bị lên cơn suyễn ít hơn và nhẹ hơn nhưng không giúp quý vị khi đang lên cơn suyễn.
Thuốc suyễn có tác dụng ngoại ý nhưng hầu hết các tác dụng này đều nhẹ và sớm hết. Hỏi bác sĩ về tác dụng ngoại ý của thuốc.
Nên nhớ! Bạn có thể kiểm soát cơn suyễn của mình. Với sự giúp đỡ của người chăm sóc sức khỏe, bạn nên lập một chương trình hành động bệnh suyễn của riêng mình. Chọn người nào cần có một bản của chương trình hành động của bạn và nơi họ nên giữ bản đó. Dùng thuốc kiểm soát bệnh suyễn lâu dài cả khi bạn không có triệu chứng. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.