[Thắc mắc] bị hen suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn là một bệnh về đường hô hấp đang gia tăng mạnh tại Việt Nam. Cũng như những thắc mắc về hen suyễn cũng càng nhiều. Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình khi mắc bệnh hen suyễn thường sẽ lo lắng lây cho con cái. Và rất nhiều người thắc mắc rằng liệu bị hen suyễn có lây không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.
Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân gây hen suyễn là gì?
- Các bệnh nhiễm trùng như viêm xoang, cảm lạnh và cúm.
- Các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng và mạt bụi.
- Chất kích ứng như mùi mạnh từ nước hoa hoặc dung dịch vệ sinh
- Ô nhiễm không khí
- Không khí lạnh hoặc thay đổi thời tiết, chẳng hạn như nhiệt độ hoặc độ ẩm
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Cảm xúc mạnh như lo lắng, cười, buồn hoặc căng thẳng
- Dị ứng thuốc
- Dị ứng với chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfites, được tìm thấy trong những thứ như tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh và chanh đóng chai
Bị hen suyễn có lây không?
Vì là bệnh đường hô hấp và các triệu chứng bệnh xảy ra kịch liệt. Nên lo lắng bị lây bệnh là tâm lý chung của mọi người. Nhưng các bác sĩ chuyên khoa khẳng định: Bệnh hen suyễn không lây truyền như nhiều người vẫn nghĩ: lây qua đường hô hấp, đường ăn uống hay hôn nhau,… Bởi nguyên nhân gây hen suyễn không phải do vi khuẩn hay virus gây ra. Căn nguyên gây bệnh hen suyễn được xác định do:
- Yếu tố dị ứng từ không khí như: khói bụi, phấn hoa, lông thú, nấm mốc,… Hay dị ứng thực phẩm (sữa, cua, cá, thịt gà,…); hoặc có thể do một số loại thuốc.
- Nhiễm khuẩn đường mũi – họng như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiaan, polyp mũi, viêm mũi vận mạch,…
- Yếu tố tâm lý tinh thần như: rối loạn tình dục, chấn thương tình cảm, các va chạm trong gia đình,…
- Do di truyền.
Mắc bệnh hen khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh hen suyễn có lây không và khi nào cần gặp bác sĩ? Thật ra, bệnh lý này không thuộc nhóm bệnh lây nhiễm. Hen suyễn sẽ gây nên nhiều gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình và xã hội. Do đó, khi gặp những dấu hiệu nghi ngờ hen người bệnh nên tới gặp bác sĩ ngay:
- Xuất hiện những cơn khò khè, tái đi tái lại.
- Ho nhiều về đêm.
- Khò khè và ho sau khi vận động quá sức.
- Khò khè, nặng ngực hoặc ho khi tiếp xúc với các dị nguyên (như phấn hoa, khói bụi ô nhiễm, lông chó, mèo).
Các triệu chứng này có thể cải thiện khi sử dụng thuốc điều trị hen như: Thuốc kháng viêm corticoid, thuốc giãn phế quản,… Người bệnh cần tới gặp bác sĩ để đo hô hấp ký nhằm chẩn đoán và khởi động điều trị kiểm soát hen suyễn sớm. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Khi được chẩn đoán và điều trị hen suyễn. Cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn.
- Khi đã kiểm soát tốt bệnh hen cần tuân thủ các chế độ điều trị thuốc. Tái khám định kì để giữ được hiệu quả kiểm soát hen.
Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.