Top 6 sai lầm khi điều trị hen suyễn tại nhà mà người bệnh cần lưu ý
Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trên thực tế, tình trạng hen suyễn tái đi tái lại nhiều lần do bệnh nhân mắc phải các sai lầm khi điều trị hen suyễn.
Một số tác nhân gây kích thích hen suyễn
Tiếp xúc với các chất kích thích khác nhau và các chất gây ra dị ứng (dị nguyên) có thể kích hoạt các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn. Các tác nhân gây hen suyễn của mỗi người không giống nhau và có thể bao gồm:
- Các chất trong không khí, như phấn hoa, mạt bụi, bào tử nấm mốc, lông thú cưng
- Nhiễm trùng hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường
- Hoạt động thể chất (hen suyễn do tập thể dục)
- Không khí lạnh
- Chất gây ô nhiễm không khí và chất kích thích, chẳng hạn như khói
- Một số loại thuốc, bao gồm thuốc ức chế beta, aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và naproxen (Aleve)
- Cảm xúc mạnh và căng thẳng
- Sulfites và chất bảo quản được thêm vào một số loại thực phẩm và đồ uống, bao gồm tôm, trái cây khô, khoai tây đã qua chế biến, bia và rượu vang
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là khi axit dạ dày trào ngược vào đường thở
6 sai lầm khi điều trị hen suyễn tại nhà cần lưu ý
1. Tự ý ngưng dùng thuốc kiểm soát cơn hen có chứa steroid
Steroid là chất có trong thuốc điều trị hen suyễn có vai trò kiểm soát và ngừa các cơn hen cấp. Nhiều bệnh nhân tự ý ngưng sử dụng thuốc này trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Vì lo sợ làm giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nhận định trên là chưa chính xác vì steroid chủ yếu tác dụng tại chỗ và không làm giảm miễn dịch. Việc ngừng thuốc có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
2. Tự mua thuốc mà không đi tái khám định kỳ
Vì tâm lý ngại đi tái khám định kỳ dẫn đến việc tự mua thuốc uống hoặc uống lại đơn thuốc cũ. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Vì không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân không được theo dõi khả năng đáp ứng thuốc. Phương pháp điều trị chưa hiệu quả làm bệnh tiến triển nặng hơn.
3. Sử dụng thuốc không chính thống
Có rất nhiều phương pháp dân gian trị bệnh hen được loan truyền hiện nay. Áp dụng phương pháp này đôi khi mang lại hiệu quả (ăn uống ngon miệng, bớt khó thở…) nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh khiến tình trạng nặng thêm, gây khó khăn trong việc điều trị và kiểm soát.
4. Tự giảm liều hoặc bỏ hẳn thuốc khi bệnh cải thiện
Bệnh nhân thường tự ý giảm hoặc bỏ hẳn thuốc vì một số lý do:
- Hạn chế tác dụng phụ của thuốc gây ra.
- Thấy tình trạng bệnh đã được cải thiện, hoặc đã khỏi không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, hen suyễn là bệnh mãn tính không thể điều trị dứt điểm. Do đó đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị lâu dài để duy trì tình trạng ổn định. Việc tự ý ngừng hoặc giảm liều có thể tăng viên đường thở, tăng nguy cơ tái phát nặng hơn hoặc dai dẳng.
5. Xịt thuốc hen sai cách
Nhiều người bệnh xịt thuốc cắt cơn hen không đúng gây khó chịu ở vùng họng, khàn tiếng… Các dấu hiệu này thường bị nhầm với các bệnh lý khác nhưng thực chất là do xịt hen sai cách. Nếu gặp tình trạng trên, người bệnh có thể nhờ sự hướng dẫn của người có chuyên môn để khắc phục nhanh chóng.
6. Dùng chung bình xịt hen với người thân
Bình xịt hen là vật dụng cá nhân, cần tránh dùng chung với những người mắc bệnh khác trong gia đình. Vì có thể lây truyền mầm bệnh từ miệng người bệnh.
Cần vệ sinh ống ngậm mỗi tuần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hiện nay, chưa có loại thuốc hay phương pháp nào chữa khỏi hẳn bệnh hen. Điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp người bệnh hen suyễn cải thiện sức khỏe, giảm phụ thuộc.
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn biết thêm về các sai lầm khi điều trị hen suyễn tại nhà. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh suyễn hay thuốc trị bệnh KISHO ASMA, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.