Bệnh hen phế quản biểu hiện như thế nào để điều trị sớm?
Cơn hen phế quản cấp nếu không được kiểm soát tốt và điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, phát hiện sớm cơn hen phế quản cấp là cách tốt nhất để hạn chế tối đa nguy cơ đối với sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh hen phế quản biểu hiện như thế nào?
Tình trạng viêm phế quản cấp
Đầu tiên bạn phải hiểu về bệnh hen phế quản. Đây là bệnh phổ biến với 3 cơ chế:
- Viêm phế quản mạn tính: Hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh hen suyễn có thể dễ tái phát khi sức đề kháng suy giảm, hoặc có tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ lên cơn hen.
- Tăng phản ứng đường thở: Người bệnh có biểu hiện tăng tiết đờm, co thắt cơ trơn hoặc phù nề niêm mạc đường thở. Khi tiếp xúc với dị nguyên, hít phải khói thuốc lá, nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
- Tắc nghẽn đường thở: Nếu đường thở tăng phản ứng. Có nguy cơ luồng khí thở ra sẽ bị hạn chế, khiến người bệnh ho và tức ngực.
Có thể hiểu đơn giản bệnh hen phế quản xảy ra khi đường thở của người bệnh nhạy cảm với các tác động từ môi trường. Cơn hen có thể tái phát nhiều lần vào sáng sớm hoặc đêm khuya. Nhưng cơn hen cấp tính có thể tự hết.
Nguyên nhân gây hen phế quản
Bệnh hen suyễn có nhiều nguyên nhân gây ra như sau:
- Hen phế quản do dị ứng: Khi người bệnh tiếp xúc với phấn hoa, bụi, khói bụi, lông chó, mèo hoặc thức ăn gây dị ứng,…
- Do một số loại thuốc như aspirin,… có thể gây ra cơn hen phế quản cấp tính.
- Một số tác nhân như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, chất tẩy rửa hoặc thay đổi độ ẩm cũng làm tăng nguy cơ hen phế quản.
- Bệnh hen suyễn do tập thể dục.
- Nhiễm trùng đường hô hấp, trào ngược dạ dày,…
Bệnh hen phế quản biểu hiện như thế nào?
Tùy từng người bị hen phế quản mà các triệu chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:
- Khó thở: Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này. Dấu hiệu xuất hiện sớm là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi,… Người bệnh cảm thấy không đủ không khí để thở. Kèm theo khó thở là hoảng loạn, vã mồ hôi, hơi thở gấp, khó nói,…
- Khò khè: Thở khò khè khi hít vào và thở ra, ho dai dẳng, thở nhanh.
- Ho: Người bệnh ho nhiều vào nửa đêm và sáng sớm. Nhưng ho có thể do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, một số bệnh nhân chỉ có triệu chứng ho hen nên khó nhận biết.
- Tức ngực: Khi bị hen phế quản, bạn luôn có cảm giác nặng ngực, khó thở.
Cách phòng ngừa cơn hen cấp tính
Để phòng ngừa và kiểm soát cơn hen tốt, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nên hạn chế và tránh xa các yếu tố làm tăng nguy cơ lên cơn hen. Các yếu tố đó là khói thuốc lá, hóa chất, mùi hôi, làm việc quá sức, không giữ ấm cơ thể,…
- Người bệnh phải nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
- Điều trị cơn hen cấp bằng cách sử dụng ống hít theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi có triệu chứng, người bệnh nên dùng thuốc càng sớm càng tốt, càng để lâu cơn hen càng khó thuyên giảm.
- Nếu xịt thuốc không có tác dụng thì bệnh nhân phải đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị.
- Bệnh hen phế quản cấp tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề như suy hô hấp, xẹp phổi,…
Những mẹo phòng ngừa và trị hen phế quản tại nhà
Mật ong
Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng mật ong như một vị thuốc để điều trị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, long đờm, tức ngực,… Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp sát trùng, tiêu viêm và bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Nên được dùng chữa bệnh hen suyễn khá tốt. Bạn có thể pha nước với mật ong hoặc dùng mật ong với chanh, quế, hẹ,… để điều trị và giảm ho nhanh chóng.
Tinh dầu
Các loại tinh dầu như bạc hà, đinh hương, khuynh diệp, hương thảo, oải hương. Ngoài tác dụng khử mùi, làm thơm phòng còn có công dụng là cắt cơn hen suyễn. Trong các loại tinh dầu trên đều có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, thông mũi. Giảm các triệu chứng như tức ngực, khó thở,… Bạn có thể hít tinh dầu hoặc thoa lên ngực trong 15-20 phút, 1-2 lần mỗi ngày.
Mù tạt
Mù tạt có vị cay nồng, tính ấm nên được đánh giá cao về khả năng chống cảm lạnh, viêm xoang, nghẹt mũi,… Đặc biệt là làm dịu những cơn ho dai dẳng, hen suyễn. Trong y học cổ truyền, thường dùng dầu hạt mù tạt và muối để xoa bóp vùng ngực có tác dụng chữa hen suyễn, tức ngực và thông khí quản.
Đậu rồng
Đậu rồng chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa và hàm lượng magie cao. Đây là thực phẩm hỗ trợ tốt cho người bị hen suyễn, giúp điều hòa hơi thở, làm thông khí quản, cắt cơn hen suyễn. Bạn có thể ăn sống hoặc dùng để chế biến các món ăn như xào, kho, salad,…
Kết,
Trên đây là những thông tin chia sẻ bệnh hen phế quản biểu hiện như thế nào. Giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh hen phế quản, triệu chứng cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Phát hiện sớm và điều trị các cơn hen suyễn là rất quan trọng.
Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.