Bệnh hen suyễn em bé nhận biết và điều trị thế nào?
Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Trẻ em bị hen suyễn có đường hô hấp nhạy cảm với các chất dị ứng và các chất kích thích khác trong môi trường. Trong một số trường hợp, bệnh hen suyễn xảy ra khi bị cảm. Bệnh khiến khiến trẻ khóc không muốn hoạt động, chán ăn, mất ngủ,… Vậy nguyên nhân bệnh hen suyễn em bé và điều trị như thế nào?
Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ
Do di truyền
Bệnh hen suyễn do yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ cũng khá cao. Người mắc bệnh hen suyễn có thể di truyền trong gia đình. Ba mẹ, anh chị em có người mắc bệnh dị ứng như dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng theo mùa. Đặc biệt nếu ba hoặc mẹ hoặc cả hai cùng mắc bệnh hen suyễn thì tỷ lệ con cái mắc bệnh hen suyễn cũng cao.
Do cơ địa
Yếu tố cơ địa cũng là một nguyên nhân của bệnh hen suyễn. Theo thống kê, có khoảng 30%-60% trẻ em bị chàm sữa sau này sẽ bị hen suyễn. Những trẻ đã từng bị viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, tăng tiết nội tạng cũng dễ bị hen suyễn.
Do tác nhân dị ứng
Trong bệnh hen suyễn, các tác nhân dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông chó mèo, thời tiết thay đổi thất thường. Thường dễ tái phát cơn hen suyễn mãn tính và cũng là nguồn phát của cơn hen.
Vi khuẩn, virus
Vi khuẩn, virus và nấm mốc còn có một yếu tố trong không khí mà các nhà nghiên cứu cho rằng gây ra bệnh hen suyễn.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm có nguy cơ gây ra bệnh hen suyễn như nhóm thực phẩm có vỏ như tôm, cua, trái cây, trứng, các loại đậu,…
Biểu hiện của hen suyễn
Việc chẩn đoán thường dễ dàng khi trẻ lên cơn: Ho, tức ngực, thở khò khè, khó thở gấp,… Việc chẩn đoán không phải lúc nào cũng dễ dàng. Cần nghi ngờ ngay trẻ bị hen khi ho tái phát, đặc biệt là ho về đêm hoặc nặng hơn khi trẻ tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài. Nếu thở khò khè, khó thở là những dấu hiệu điển hình thì triệu chứng ho tái phát là triệu chứng đặc biệt.
Nếu trẻ chỉ bị ho về đêm đến mức không ngủ được và không kèm theo các triệu chứng khác. Ban ngày thì trẻ hoàn toàn bình thường. Thì đây là bệnh hen suyễn ở dạng ho. Đây là một dạng bệnh khá đặc biệt và thường bị bỏ qua. Trong trường hợp này, trẻ cần được đưa đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán chính xác. Ở trẻ em dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến bệnh hen suyễn nếu trẻ ho khò khè tái phát ít nhất 3 lần, kể cả khi trong gia đình không có ai bị hen suyễn hoặc dị ứng.
Chẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ em
Rất khó để chẩn đoán bệnh bằng quan sát thông thường. Do đó cần đưa trẻ đi khám để xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nhất.
Đối với trẻ trên 6 tuổi
Xét nghiệm chức năng để đo thể tích không khí khi trẻ thở ra hoặc vận động. Trẻ cũng có thể cần các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra các yếu tố dị ứng da.
Trẻ dưới 6 tuổi
Các xét nghiệm chức năng phổi không cho kết quả chính xác ở trẻ em dưới 6 tuổi, gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Các bác sẽ sĩ dựa vào thông tin chi tiết mà phụ huynh cung cấp. Các triệu chứng nên được quan sát sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Nếu nghi ngờ mắc bệnh hen suyễn, nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Vai trò của chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp là ngăn ngừa những ảnh hưởng của bệnh hen suyễn đến các hoạt động hàng ngày như ngủ, chơi của trẻ, thậm chí đe dọa tính mạng.
Bác sĩ có thể làm xét nghiệm dị ứng da nếu bệnh hen suyễn của con bạn là do dị ứng. Thử nghiệm này được chiết xuất các chất gây dị ứng thông thường và tiêm vào da với một lượng rất nhỏ. Sau đó tìm kiếm các dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Thử nghiệm này giúp xác định xem con bạn có bị dị ứng với lông thú cưng, nấm mốc, mạt bụi hoặc các chất gây dị ứng khác hay không.
Phương pháp điều trị hen suyễn ở trẻ
Bệnh hen suyễn ở trẻ em khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm và được bác sĩ điều trị thì có thể kiểm soát được. Ba mẹ nên nhận biết các dấu hiệu con sắp lên cơn hen. Cho trẻ sử dụng thuốc cắt cơn hen dạng hít theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ.
Nếu thuốc không có tác dụng, trẻ khó thở kéo dài, khó nói, môi và các đầu ngón tay tím tái. Bạn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu.
Sử dụng thuốc điều trị hen suyễn lâu dài cho trẻ em nếu cơn hen không được kiểm soát tốt. Nếu trẻ lên cơn hen hơn 1 lần/tuần trẻ thức thì trẻ cần dùng thuốc cắt cơn hen mỗi ngày. Nếu cơn hen dữ dội phải cho trẻ nhập viện. Các loại thuốc phòng ngừa hen suyễn hiện nay thường là thuốc kháng viêm dạng hít, cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, cần để trẻ tránh xa các tác nhân có thể làm bùng phát cơn hen. Do đó nơi ngủ của trẻ phải gọn gàng, sạch sẽ. Không cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như tôm cua, đậu phộng, đồ chiên rán,…
Kết,
Trên đây là những thông tin về bệnh hen suyễn em bé mà ba mẹ cần chú ý. Nếu trẻ có những dấu hiệu khởi phát thì nên đưa trẻ đi khám ngay. Để phòng biến chứng nguy hiểm hơn và có thể đe doạ tính mạng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hen suyễn hãy liên hệ qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn miễn phí nhé!