Bệnh hen suyễn là như thế nào?
Bệnh hen suyễn là như thế nào? Nên phòng ngừa bệnh như thế nào? Bệnh hen suyễn là một căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh hen. Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dẫn đến cơn hen cấp, hẹp đường thở và nhiều biến chứng khác. Vậy hen suyễn nguy hiểm nhưng làm thế nào để phòng tránh hiệu quả? Xem ngay nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh hen suyễn là như thế nào?
Hen phế quản là bệnh lý về đường hô hấp do đường thở bị viêm mãn tính gây co thắt và tăng tiết đờm dãi làm cản trở và hạn chế luồng không khí ra vào phổi. Đồng thời, các triệu chứng về đường hô hấp như khó thở, khò khè, tức ngực, ho cũng xuất hiện. Các triệu chứng sẽ thay đổi theo thời gian, có thể nặng hơn hoặc ít lại tùy vào cách chăm sóc của mỗi người. Các triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm hoặc rạng sáng.
Phòng ngừa hen suyễn như thế nào?
Bạn nên biết rằng để phòng ngừa hen tốt thì điều đầu tiên là bạn phải tránh xa các chất gây dị ứng. Để bệnh không tiến triển trầm trọng hơn thì bạn nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách giảm thiểu các triệu chứng do bệnh gây ra.
Sử dụng theo chỉ định của chuyên gia
Hen suyễn có thể do nhiều loại thuốc NSAID như aspirin, ibuprofen, naproxen gây ra. Kể cả loại thuốc nhỏ mắt cũng có thể gây lên cơn hen cho bạn. Vì vậy, khi dùng thuốc điều trị bệnh, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ chế độ do bác sĩ chỉ định. Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà không có hướng dẫn của chuyên gia.
Tập luyện nhẹ nhàng và bổ sung vitamin
Để nâng cao sức khỏe thì bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn. Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như chất xơ, chất đạm, chất béo,… Đặc biệt, bổ sung thêm các Vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Chọn thực phẩm theo chế độ ăn uống khuyến nghị của bác sĩ. Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng và kích hoạt cơn hen suyễn. Uống 6-8 ly nước ấm hàng ngày để giữ nước. Người cao tuổi nên uống nhiều lần trong ngày. Không uống cà phê hoặc rượu vì chúng có xu hướng làm cơ thể bạn bị mất nước. Uống nhiều nước để giữ ẩm cho đường hô hấp và giúp làm sạch chất nhầy.
Tập thể dục với cường độ cho phép sẽ giúp bạn trong việc điều trị bệnh hen tốt hơn. Tập luyện không chỉ tăng cường cơ bắp mà còn tăng cường phổi, giúp ngăn ngừa các cơn hen suyễn. Tuy nhiên, tránh tập thể dục trong thời gian dài hoặc tập thể dục ở nơi có khí hậu lạnh.
Giữ ấm cơ thể
Vào mùa đông, không khí khô lạnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và khiến bệnh hen suyễn nặng hơn. Hen suyễn hay còn gọi là thở khò khè, là bệnh viêm mạn tính liên quan đến nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào trong phế quản. Viêm phế quản mạn tính làm phế quản tăng phản ứng. Gây ra các cơn ran, khó thở, tức ngực và ho tái phát nhiều lần. Nhất là về đêm hoặc sáng sớm. Những giai đoạn này thường liên quan đến tắc nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi và thường hồi phục tự nhiên hoặc điều trị.
Không khí lạnh là một trong những tác nhân đơn giản gây ra các cơn hen cấp tính và các bệnh về đường hô hấp khác. Do đó, khi thời tiết thay đổi hoặc trời trở lạnh, hãy chuẩn bị găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày,… để giữ ấm cho bản thân.
Tiêm ngừa cúm và viêm phổi
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng hầu hết mọi người trên 6 tháng tuổi nên tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ bản thân khỏi vi-rút cúm. Bệnh hen suyễn sẽ trầm trọng hơn khi bệnh cúm ngay những vùng có bệnh hen suyễn. Điều này sẽ khiến cho bạn tăng các cơn hen cũng như triệu chứng trở nặng hơn. Ngoài ra, viêm phổi do phế cầu khuẩn là một ví dụ về biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm có thể gây tử vong. Vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về việc chủng ngừa viêm phổi để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Không nên ngồi gần lò sưởi và tránh khói thuốc lá
Ngồi quanh ngọn lửa ấm cúng không phải là một ý kiến hay cho bệnh hen suyễn. Hút thuốc và khói thuốc thụ động có thể gây kích ứng phổi của bạn. Đặc biệt nếu bạn bị hen suyễn. Hệ thống sưởi ấm trong nhà, dầu hỏa, nến thơm và nước hoa đều có thể gây kích ứng phổi và làm cho bệnh hen suyễn nặng hơn.
Lên kế hoạch kiểm tra định kỳ
Luôn biết phải làm gì khi các triệu chứng hen suyễn quay trở lại. Bạn cần biết chính xác cách kiểm soát hen lâu dài và phải làm gì khi lên cơn hen. Sử dụng các loại thuốc và liều lượng đã được bác sĩ khuyến cáo, kê đơn và hướng dẫn trước đó. Liều dự phòng giúp mở đường thở và cung cấp sự bảo vệ rất cần thiết chống tái phát bệnh hen suyễn.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết bệnh hen suyễn là như thế nào cũng như cách phòng ngừa cơn hen đã cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.