Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
“Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?” đang là thắc mắc mà chuyên gia của KISHO ASMA nhận được rất nhiều. Bởi đây là bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tổng quan về bệnh hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng bệnh nhân bị viêm đường hô hấp. Do phản ứng quá mức của niêm mạc đường thở với các tác nhân gây dị ứng. Những người mắc bệnh hen suyễn thường gặp khó khăn trong việc hô hấp. Bởi vì tình trạng viêm mạn tính đường thở sẽ làm tăng độ nhạy của phế quản, cơ trơn phế quản sẽ thường xuyên bị co thắt liên tục, từ đó gia tăng sự tiết dịch nhầy gây bít tắc đường thở.
Hen suyễn được phân loại thành 2 nhóm như sau:
- Cơn hen nội sinh xuất hiện khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn. Do bệnh nhân tự bộc phát bệnh hen và không liên quan đến yếu tố di truyền hoặc bệnh lý nền nào khác;
- Hen ngoại sinh xảy ra do bệnh nhân tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Thường gặp nhiều ở trẻ em, người trẻ tuổi, trong nhà có người thân cũng bị hen suyễn hoặc bản thân có tiền sử mắc bệnh dị ứng.
Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không
Bệnh hen suyễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Biến dạng lồng ngực: do lượng không khí bị tắc nghẽn trong phổi tích tụ trong lồng ngực. Về lâu dài lồng ngực sẽ căng tròn, đường kính trước, sau, trái, phải sẽ gần như bằng nhau. Không chỉ vậy, xương ức cũng nhô ra phía trước.
- Chậm phát triển (xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ). Bệnh suyễn khiến trẻ bị khó thở, gây cản trở quá trình hoạt động, vui chơi. Không chỉ vậy, trẻ thường bị khó thở, ho hen khi về đêm khiến trẻ bị mất ngủ. Điều này ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hoóc môn tăng trưởng và giảm khả năng hoạt động của trẻ.
- Nhiễm khuẩn hô hấp: do đường thở bị tắc nghẽn và dịch nhầy tiết ra nhiều. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển gây nên nhiễm trùng hô hấp.
- Tràn khí màng phổi: do mạch máu tại vùng phế nang giãn, thưa thớt khiến áp lực trong phế nang tăng. Do đó khi ho hoặc hoạt động mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ gây tràn khí.
- Xẹp phổi: do lượng không khí vào trong phổi giảm đột ngột gây ra. Tuy nhiên,, tình trạng này sẽ được hồi phục khi cơn hen được kiểm soát.
- Suy hô hấp: đây là tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Nếu bệnh nhân xuất hiện nhưng tình trạng như: khó thở, môi tím tái, co giật,… cần phải đưa đi cấp cứu kịp thời.
Ngăn ngừa cơn hen suyễn bằng cách nào?
Để phòng tránh các cơn hen suyễn, người bệnh nên tránh xa các tác nhân dễ gây kích thích như:
- Bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc, phấn hoa hay lông động vật,…;
- Không ăn uống những loại thức ăn đã từng khiến bạn dị ứng;
- Nghỉ ngơi hợp lý, nhất là khi cơ thể của bạn mệt mỏi, không nên làm việc gắng sức;
- Tránh những cảm xúc xúc động, hồi hộp quá mức;
- Sử dụng khẩu trang khi ra đường
- Giữ ấm cơ thể khi mùa lạnh tới
- Uống nhiều nước, ít nhất từ 2 – 3 lít nước/ngày.
- Hạn chế hoặc không nên tiêu thụ những đồ ăn và loại thuốc có chứa sulphite
- Không uống rượu bia và đồ có cồn
- Luôn đem theo thuốc trị hen suyễn và sẵn sàng xử lý nếu xảy ra những cơn hen suyễn cấp tính, bất chợt
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin để giải đáp thắc mắc “Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?”. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về bệnh hen suyễn, hãy liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.